|
Câu Hỏi 22):Khi ý thức được việc sân mình đã tạo, thì con có thể làm gì để xoá tan nỗi ám ảnh?
(Câu hỏi được hỏi trong rơom Giảng Đường Diệu Pháp , ngày 29 tháng
01 năm 2008)
ĐĐ Phạm Trí: Chúng tôi xin phép được chia sẻ câu hỏi của cô Minh Hạnh như sau. Khi ý thức được tâm sân tức là chúng ta nhận biết được tâm sân, và chỉ có tâm thiện mới nhận biết được tâm bất thiện, thì ở đây có hai trường hợp.
Thứ nhất, khi chúng ta đang sân như vậy chúng ta hãy dùng pháp kham nhẫn để đè nén tâm sân đó. Thứ hai, sau khi chúng ta đã đè nén tâm sân đó rồi thì chúng ta sẽ rải tâm từ. Nên lưu ý trường hợp này là trước khi chúng ta rải tâm từ thì chúng ta phải tu tập pháp tâm từ, thường ngày chúng ta tu tập tâm từ thuần thục và nhuần nhiễn như vậy chúng ta mới rải tâm từ được. Cũng ví như bây giờ qúi vị muốn cho tiền một người ăn mày mà trong túi không có tiền thì dầu qúi vị muốn cỡ nào cũng không có tiền để cho người ăn mày. Thì cũng như vậy phải tu tập tâm từ cho thuần thục và nhuần nhiễn mới có thể rải tâm từ được.
Và câu hỏi là "Thì con phải làm gì để xoá tan nỗi ám ảnh đó?"
Thì kính thưa với đại chúng một điều như thế này, thật sự ra sự hối hận thuộc về bất thiện pháp trong sân phần, sở hữu sân - sân, tật, lận, hối - Sau khi chúng ta nổi nóng chúng ta chửi, đánh đập, hành hạ có thể giết người ta, và sau khi cơn sân dịu xuống rồi thì lúc bấy giờ chúng ta cảm thấy có sự hối hận, nhưng thường thường thì chúng ta nói là mọi chuyện cũng đã qúa muộn màng rồi, dù chúng ta có hối hay không hối nó cũng đã xảy ra. Và ở đây khi chúng ta sân như vậy thì nó lọt vào bảy sát na javanacitta tức là bảy sát na đổng lực. Nếu là do sát na đầu tiên thì sẽ cho hiện báo nghiệp, sát na thứ bảy thì cho sanh báo nghiệp và năm sát na giữa từ sát na thứ hai cho đến sát na thứ sáu sẽ cho hậu báo nghiệp. Thì ở đây muốn nói với đại chúng một điều là làm sao chúng ta đè nén, chế phục tâm sân đừng cho sanh khởi, chứ đừng để sau khi nó sanh khởi rồi lúc bấy giờ chúng ta hối hận mọi chuyện cũng đã muộn màng rồi.
Một lần sau khi thuyết pháp xong chúng tôi có hỏi ĐĐ Pháp Từ như vầy "Sau khi con thuyết xong con chạy lên hỏi Sư Trưởng liền xem có gì sai đặng con sửa lại." Thì ĐĐ dạy chúng tôi một điều như thế này là trước khi thuyết thì phải lên hỏi Sư Trưởng trước xem chi pháp giảng như vậy có đúng không, tại vì sau khi đã thuyết rồi nó trở thành cái nghiệp vì nếu nói sai pháp, hiểu sai pháp, nói bậy pháp thì trở thành con cá vàng miệng thúi. Có nghĩa là đừng làm trước rồi hỏi sau.
Khi tâm sân sanh khởi chúng ta đánh đập, chửi rủa, đập đồ và có thể giết người, trường hợp quá sân đến cực độ giết người thì chúng ta phải chịu tội trước pháp luật, lúc đó chúng ta hối hận thì mọi sự đã quá muộn màng. Thì như vậy chúng ta làm sao mà đè nén và dằn xuống, đừng để cho tâm sân sanh khởi. Khi chúng ta đã làm rồi thì dù hối hận thì tâm hối đó cũng thuộc về trạng thái sân. Trong bốn sân phần mà ĐĐ Pháp Tín vừa giảng - sân, tật, lận, hối - thì nếu qúi vị đã làm việc bất thiện gì mà cứ nhớ lại hối hận lại thì đó cũng là trạng thái tâm sân nữa, tại vì trạng thái hối hận đó cũng không hài lòng với cảnh, và lại là bất thiện, tâm bất thiện lại cho quả khổ ghê gớm, như vậy nó cứ móc xích với nhau cái này dẫn tới cái kia, cái kia dẫn tới cái nọ v.v... Điều quan trọng là chúng ta phải ý thức được trước khi tâm sân sanh khởi.
Trong Thanh Tịnh Đạo có dạy nhiều cách để tu tập:
Thứ nhất là nếu chúng ta tu tập thiền chỉ thì lúc bấy giờ dùng hỉ để dẹp sân hận. Thường giữ chánh niệm tu tập như vậy lúc tâm sân khởi lên chúng ta tỉnh thức ở chỗ đó liền, biết sân là bất thiện có hại sẽ cho quả khổ đau thì phải ghi nhận điều đó liền.
Thứ hai chúng ta phải dùng pháp kham nhẫn để đè nén cơn sân xuống.
Trạng thái thứ ba là tâm từ cần phải tu tập, chúng ta hàng ngày phải tu tập tâm từ, bắt đầu từ trên đỉnh đầu chúng ta rải tâm từ xuống toàn thể châu thân của chúng ta, chúng ta tu tập tâm từ như vậy.
Khi đang sân hận thì không bao giờ chúng ta có thể rải tâm từ được, mà chúng ta dùng pháp kham nhẫn để khắc phục nó, hoặc lấy một cảnh tốt để đè nén cảnh xấu. Chẳng hạn một ly nước nóng với một ly nước lạnh mà qúi vị thử đổ hai ly đó vào chung với nhau thì lúc bấy giờ ly nước nóng không còn nóng nữa. Thì cũng như vậy khi qúi vị sân hận qúi vị sực nhớ cảnh tốt của người ta, à người này ở kế nhà mình hàng ngày mình đi đâu vắng thì họ qua coi chừng nhà giùm mình hoặc bữa nào nhà không có gạo mình chạy qua mượn một lon hai lon, hoặc khi con bịnh không có tiền chạy qua mượn tiền họ v.v... lúc bấy giờ chúng ta nhớ lại cảnh tốt của người ta như vậy thì với cảnh tốt để đè nén tâm sân là một trạng thái thứ nhất . Còn nếu đối tượng đó không phải là thân bằng quyến thuộc gì cả chỉ là một người qua đường thôi hoặc một người xa lạ v.v... thì lúc bấy giờ họ chỉ là đối tượng họ làm chúng ta sân hận, chọc cho chúng ta rơi vào ác bất thiện pháp, thì lúc bấy giờ chúng ta nhớ một câu như thế này "Có ai chẳng là cố nhân, đã quen nhau thuở tiền thân kia mà." đó chỉ là một câu thơ của một nhà thơ nào đó mang đậm triết lý Phật giáo. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Vô Thủy, Đức Phật dạy là trong đời này dù chúng ta tìm bất cứ trên đời trong cõi chúng sanh này dù là ai đi nữa chúng ta không thể tìm ra được một người nào chưa từng là anh, chưa từng là em, chưa từng là thân bằng quyến thuộc, chưa từng là vợ con thầy tổ của chúng ta, và những người này biết đâu trong kiếp hiện tại này họ đang phá ta, nhưng trong quá khứ họ đã là thân bằng quyến thuộc, họ giúp đỡ chúng ta, có đôi vì chúng ta mà họ phải đi đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm từng lon gạo kiếm từng đồng tiền để nuôi chúng ta, có đôi vì chúng ta mà phải lạy lục van xin những người chức quyền để cứu giúp chúng ta, hoặc còn hơn thế nữa họ vì chúng ta mà bỏ luôn sanh mạng, họ dùng mạng để đổi mạng, họ dùng mạng của họ để cứu mạng chúng ta. Thì lúc bấy giờ khi chúng ta nghĩ như vậy tâm sân của chúng ta sẽ dịu xuống và sau khi chúng ta dịu xuống như vậy thì chúng ta mới rải tâm từ được.
Trường hợp này xin kể lại với qúi vị. Có một ông được Sư Trưởng thương cho ở tá túc vì không có cha mẹ hàng ngày có qua phụ làm việc chùa, nhưng vì không biết nên ông la rày chư tăng, nhìn cảnh đó rất là tức rất là giận, nhưng khi mới học xong với Sư Trưởng chạy xuống thì trực nhớ lại , mới bữa hôm ông hùn với Phạm Trí mười ngàn để mua nước dâng chư tăng, thì lúc bấy giờ Phạm Trí chực nhớ lại cảnh tốt của ông bữa hôm mới hùn như vậy cũng hoan hỉ, tự nhiên lúc bấy giờ xin thưa quí vị tâm sân của Phạm Trí từ từ dịu xuống và rải tâm từ hoan hỉ, đó là trường hợp mà Phạm Trí có thể chứng minh được
Xin tóm tắt câu trả lời cho câu hỏi "khi chúng ta ý thức được sự sân hận mình đã tạo thì con có thể làm gì để xóa tan nỗi ám ảnh" thì ở đây xin thưa là chúng ta phải làm thế nào đừng cho tâm sân sanh khởi, mà nếu để tâm sân sanh khởi rồi nó lọt vào bảy sát na đổng tốc thì nguy hiểm, vì nó đã tạo thành nghiệp rồi thì nó sẽ cho quả. Chúng ta nên tránh trước khi phạm lỗi, chúng ta hãy tránh né trước khi chúng ta làm điều xấu gì đó, chứ đừng để chúng ta đã làm việc xấu rồi thì lúc bấy giờ chúng ta hối hận "Vì có hối hận thì đã quá muộn màng rồi." thì kính thưa với đại chúng như vậy ./.
Minh Hạnh chuyển
biên
Download cau hoi 22
Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ
|