|
Câu Hỏi 180: Tinh thần đại bi đại trí cái nào là của Đại Thừa và cái nào của Tiểu Thừa?
.
(Kinh Pháp Cú kệ ngôn 90 giảng ngày 7 tháng 6 năm 2003 )
TT Giác Đẳng: Hễ gọi là đại bi hay đại trí thì không thể nói là của Đại Thừa hay Tiểu Thừa đuợc. Một tinh thần bi mẫn mà chưa có đại trí thì tinh thần bi mẫn đó không thể gọi là đại bi đuợc. Và một tinh thần gọi là đại trí thì phải có đủ tâm để chuyên chở tinh thần đại bi. Do vậy mặc dù chúng ta thấy nó xa nhau nhưng thật sự rất gần nhau. Ở trong cách quảng diễn của một số các vị học về Hán tạng thỉnh thoảng có một vài sự phân biệt, và những phân biệt này mới nghe thì nó rất là trật tự nhưng ở trên thực tế thì chúng ta lại không ứng dụng đuợc.
Ví dụ như khi chúng ta giải về Tứ Niệm Xứ thì một số các vị giảng là quán thân thì bất tịnh, quán thọ là vô thuờng, quán tâm là khổ não, quán pháp là vô ngã. Mới nghe nói như vậy thì có sức thuyết phục, tuy vậy những vị nào đã hành thiền thì hiểu rằng những thứ đó nó không có nghĩa gì hết. Ở trên thân của chúng ta thì có chín pháp quán tuởng; ví dụ như niệm hoi thở, niệm đại uy nghi, niệm tiểu uy nghi, niệm về tứ đại, niệm bất tịnh, niệm về tử thi hài cốt. Thì niệm quán bất tịnh chỉ là một phần trong chín pháp quán thân. Pháp quán niệm hơi thở là một pháp quán niệm căn bản cho tất cả pháp quán niệm trong hơi thở và trong thân của chúng ta; ví dụ chúng ta quán về tử thi hay quán về tứ đại thì chúng ta cũng quán về vô thuờng, khổ não, vô ngã đủ hết, chứ không nhất thiết là quán thân là bất tịnh, quán thọ là vô thuờng, quán tâm là khổ não v.v... Cái nhìn có phân biệt đó vốn không có cơ sở ở trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy.
Hay là chúng ta thuờng nghe pháp tu Tứ Đế là pháp của Thinh Văn, pháp tu của quán Thập Nhị Nhân Duyên là pháp tu của Duyên Giác, và pháp tu Bồ Tát là pháp tu của lòng đại bi v.v... Tứ Đế và Thập Nhị Nhân Duyên mà đem áp dụng thì nghe có bài bản, nhưng ở đây chúng ta lại không áp dụng đuợc như vậy, nếu chúng ta học Phật thì chúng ta thấy những cách phân loại đó có thể nói rất lạ lùng, bởi vì những giáo lý này không áp dụng cho một giai tầng nào ở trên con đuờng tu chứng giải thoát.
Thì ở đây nguời ta có hai khuynh huớng trên con đuờng tu tập; đó là huớng cầu giải thoát sanh tử và độ tận chúng sinh. Thì khi nói huớng cầu giải thoát sanh tử đuợc hiểu như là đại trí và độ tận chúng sanh đuợc giải thích là đại bi. Cái bi và cái trí của Chu Phật của những vị đã đạt đến cảnh giới bất tử thì thật sự là khó tư nghì, nó không bao giờ đơn giản để chúng ta giải thích theo cách chúng ta nói rằng một vị huớng cầu giải thoát là vị ích kỷ. Chữ ích kỷ hay chữ vị ngã chỉ áp dụng đuợc ở trong một nguời còn có chấp thủ đối với năm uẩn, đây là "ta," đây là "tự ngã của ta." Đối với những vị đó không thể nào đánh giá những vị đó là ích kỷ đuợc khi nói huớng cầu giải thoát. Và khi các Ngài có tâm đại bi cho cuộc đời thì nó cũng không phải đơn giản để chúng ta hiểu đuợc lòng đại bi của các Ngài như thế nào.
Chúng tôi lấy một ví dụ là Đức Phật Ngài nhận Rahula vào trong tăng chúng khi Rahula lên bảy tuổi nhận vào làm sadi, chúng ta cứ nghĩ đến lòng đại bi của Ngài đối với đứa con ruột của mình và lòng đại bi của Ngài đối với một vị sadi nhỏ, thì chúng ta tuởng tuợng Đức Phật làm gì cho Rahula. Thật ra khi Đức Phật nhận Rahula đi xuất gia thì Ngài giao trách nhiệm huớng dẫn Rahula lại cho Tôn Giả Xá Lợi Phất. Và thưa qúi vị, nói ra thì nghe rất lạ, nhưng Rahula đuợc Đức Phật và Ngài Xá Lợi Phất đối xử không khác gì đối với bất cứ vị sadi nào đang có trong đạo tràng và thậm trí Đề Bà Đạt Đa là một nguời đã từng có hành vi đại nghịch bất đạo, lúc cuối cuộc đời của Đề Bà Đạt Đa chỉ có một tâm niệm thôi là đuợc gặp Phật lần cuối, thì thưa qúi vị Kulika là một nguời thân cận với Đề Bà Đạt Đa nói rằng; "Ngài đã có nhiều việc chống đối Đức Thế Tôn bây giờ lại đến gặp Đức Thế Tôn thì chuyện đó liệu có đuợc hay không?" Thì Đề Bà Đạt Đa mới nói một câu rằng trong ánh mắt của Đức Phật thì ta và Rahula con của Ngài thì không khác nhau. Ít nhất Đề Bà Đạt Đa cũng hiểu đuợc một phần và phần này nó không dễ hiểu đối với chúng ta là làm sao có sự bình đẳng ở trong cái nhìn giữa Rahula và Đề Bà Đạt Đa như vậy, nó đã khó hiểu rồi.
Thì chúng tôi xin trả lời câu hỏi là; sự phân biệt của chúng ta về đại bi và đại trí hay Đại Thừa và Tiểu Thừa thật sự không cần thiết phân biệt như vậy. Chúng ta thuờng đánh giá sự việc dựa trên quả chứng cao hay thấp, nhưng ở đây khi nhắc đến một sự thành tựu của một cá nhân thì Đức Phật Ngài dạy rằng truớc hết là chúng ta phải tự mình vuợt thoát ra bên ngoài những cái ràng buột; ràng buột của tham, của sân, của si, ràng buột của chấp thủ năm uẩn, và trên đó hơn hết nữa là sự ràng buột của những cái hệ lụy của hữu vi pháp, sự hệ lụy của pháp hành. Và khi vuợt khỏi sự ràng buột nó không phải dễ dàng để tư nghì. Bởi vì chúng ta đo luờng mọi thứ bằng cây thuớc rất thuờng thức của mình và điều này nó khiến cho chúng ta thuờng khi có rất nhiều cái nhận thức hoàn toàn sai lạc trong sự diễn dịch của chúng ta.
Do vậy chúng tôi muốn kết luận ở đây một điều rằng khi nói đến đại bi và đại trí thì không có phân biệt là Đại Thừa và Tiểu Thừa. Hễ trong lòng đại bi mà chưa có đại trí thì không gọi là đại bi đuợc. Mà trong đại trí thì tất nhiên nó không còn có một cái hạn cuộc nào để cái lòng bi mẫn nó không gọi là đại bi đuợc, thì hầu như hai điều đó nó là một sự nhất quán của thành tựu trong tâm tư của các bậc thánh ./.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Minh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 180
Phap Am Lưu Trữ
|