|
Câu Hỏi 178: Nếu mình nói một lời gì đó mà nói bằng thiện chí nhưng không may lời nói đó có ảnh huởng phản tác dụng, tức là thay vì mình dùng lời nói của mình để đem lại sự hòa hợp giữa nguời nầy và nguời khác thì chúng ta tạo thêm rắc rối thì như vậy chúng ta có mang nghiệp hay không?
.
(Kinh Pháp Cú kệ ngôn 100 giảng ngày 6 tháng 7 năm 2003 )
TT Giác Đẳng: Trong Kinh Pháp Cú, khi tôn giả Xá Lợi Phất giảng pháp cho nguời đao phủ thủ thì vị nầy tâm tư bấn loạn, không nghe đuợc pháp vì mang mặc cảm về quá khứ của mình, quá khứ là đả giết rất nhiều nguời, cho dù những nguời đó là kẻ tử tội. Ngài Xá Lợi Phất đã hỏi ông rằng khi ông giết nguời là do ông muốn làm hay là làm theo lệnh của nhà vua? Và ông đã trả lời rằng ông làm theo lệnh của vua chứ không phải là ông muốn làm. Ngài Xá Lợi Phất dạy thêm một câu nữa là như vậy là ông không có lỗi. Và khi nghe xong câu nầy thì tâm của ông lắng xuống để ông có thể nghe pháp. Khi ông lắng tâm xuống để nghe pháp thì Ngài đã dùng lời để khai thị cho ông thấy đuợc lẽ thật và cuối cùng ông đã chứng quả nhập lưu như trong câu chuyện mà chúng ta nghe kể. Đây là một câu nói mà chúng ta phải nghĩ rất nhiều. Thông thuờng nguời phật tử khi đề cập đến nghiệp báo, có những truờng hợp tự mình làm, mình sai nguời khác làm, thỉnh thoảng chúng ta cũng nghe những nguời tạo một nghiệp nào đó là do hoàn cảnh đưa đẩy như một chiến si ra ngoài chiến trận v.v…. Chúng tôi nghĩ rằng đây là một điều rất quan trọng để chúng ta thảo luận về lý nghiệp báo qua bài kệ nầy, qua lời của Tôn giả
Xá Lợi Phất.
Đọc kinh Pháp Cú có nhiều lợi lớn cho chúng ta, đầu tiên chúng ta có nhiều Phật ngôn, rồi có duyên sự, tức là bối cảnh mà câu Phật ngôn nầy đuợc giảng, vì vậy chắc chắn rằng có rất nhiều câu kệ mà chúng ta không nên bỏ qua về duyên sự. Và trong những duyên sự của Kinh Pháp Cú thỉnh thoảng chúng ta gặp nhiều câu chuyện gợi ý cho nhiều câu hỏi quan trọng liên quan đến Phật Pháp. Vì vậy chúng tôi cung mong là quý phật tử có nhiều thì giờ, quý vị vào trong bảng tích truyện của Kinh Pháp Cú (đầy đủ nhất là của tu viện Liên Chiếu).
Bây giờ chúng tôi trở lại với câu hỏi của cô Minh Hạnh. Nếu chúng ta nói một lời nào đó bằng thiện chí, nhưng không may lời nói đó lại có ảnh huởng phản tác dụng, tức là thay vì lời nói của mình đem lại sự hòa thuận giữa nguời nầy và nguời khác thì chúng ta lại tạo thêm rắc rối thì như vậy chúng ta có mang nghiệp hay không?
Nếu nói về nghiệp thì chúng ta phải hỏi chúng ta làm với tâm nhu thế nào? Bên cạnh đó chúng ta làm việc gì cũng nên làm theo pháp của bậc thiện trí, tức là tri nhân, tri quả, tri kỷ, tri bỉ, tri thời, tri hội và tri độ, biết nhân, biết quả, biết nguời, biết ta, biết thời gian đúng lúc, biết hội chúng nào nên nói và biết nói có chừng mực. Những điều nầy là những điều mà Đức Phật gọi là cách nói của bậc thiện trí, do vậy phải nói rằng ở những cuộc tranh chấp và giao tế hàng ngày thì việc này là một việc rất là tế nhị. Chúng ta có thể thử những lời nói của mình có giúp đuợc gì hay không? Và nên có một chừng mực nào đó và nếu thấy rằng không có một lợi ích thật sự như chúng ta mong muốn thì có lẽ chúng ta nên im lặng.
Đúng ra ở giữa cuộc đời nầy thưa quý vị có rất nhiều việc mà ở trong kinh Phật gọi là pháp diệt tránh, trong tiếng Hán gọi là thảo phú địa, tức là chúng ta trải cỏ khỏa lấp đi, và làm ngơ đi những tỵ hiềm tranh chấp và những bất đồng nho nhỏ, có đôi lúc càng đào sâu và phân tích chỉ gây phiền toái cho đời sống chúng ta. Những gì không đáng chúng ta trả nó về sự im lặng, năm dài tháng rộng có đôi khi thời gian và sự im lặng lại tốt hơn những lời lập đi lập lại để phân bua, giải thích. Phải nói rằng có rất nhiều rắc rối của chúng ta vì lời nói, chúng ta bớt đi lời nói và nói cẩn thận thì chúng ta có thể tránh đi rất nhiều phiền lụy về điểm này.
Chúng tôi đặc biệt lưu ý các phật tử là có lẽ trong các bộ kinh, không có bộ kinh nào mà cho chúng ta nhiều hình ảnh hoặc xa hoặc gần hoặc rõ nét hoặc mờ nhạt nhưng vẫn có mặt về Ngài Xá Lợi Phất như là Kinh Pháp Cú. Kinh Pháp Cú trong chú giải rất nhiều lần đề cập đến vị tôn giả truởng tràng nầy của Đức Thế Tôn và Ngài Xá Lợi Phất là một vị dùng lời rất là khéo và lời nói của Ngài không những thiết thực giúp nguời khác mà còn có thể đưa phàm nhân vào thánh vức. Có thể nói rằng qua đó chúng ta có thể học đuợc rất nhiều điều quan trọng về cuộc đời của Ngài, về ngôn ngữ của Ngài. Nhưng dù sao đi nữa thì thưa quý vị chúng ta là phật tử, những nguời tha thiết về Phật Pháp, ở trong việc đem Phật Pháp để giảng giải cho cuộc đời, ngay cả chánh pháp mà chúng ta giảng không đúng thời, không đúng chỗ, không đúng nguời vẫn mang phiền lụy đến cho chúng ta huống chi là những thị phi hơn thiệt ở bên ngoài.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Như Truc chuyển biên
Download cau hoi 178
Phap Am Lưu Trữ
|