|
Câu Hỏi 176: Tu là cõi phúc tình là giây oan nghia là sao?
.
(Kinh Pháp Cú kệ ngôn 87 giảng ngày 6 tháng 6 năm 2003 )
TT Giác Đẳng: Đó là câu nói trong truyện Kiều, trong cách nói này thì di nhiên là ở trong thơ văn, và trong cách nói bên ngoài chúng ta không thể đem đó là một câu khuôn thuớc để trình bày ở đây. Nhưng tinh thần đó có nhiều cái gần với đạo Phật. Tuy nhiên ở cách nói của trần gian có đôi lúc chữ tình họ không định nghĩa rõ ràng, thì chữ tình ở đây chúng ta hiểu là trong cái tu, và chữ tình ở đây ví dụ như là nàng Kiều sau muời năm năm luu lạc, trải qua bao nhiêu thăng trầm cay đắng của cuộc đời gặp lại nguời xưa là Kim Trọng, Kim Trọng mặc dù lúc đó đã cuới Thúy Vân rồi, cũng có một mái ấm gia đình rồi, nhưng cũng không quên đuợc tình xưa và không quên đuợc những ân tình đối với Thúy Kiều. Thúy Kiều có hai sự lựa chọn; một là kết nối lại duyên xưa với Kim Trọng, hai là chọn cho mình một đời sống mà Thầy của mình là Sư Bà Giác Duyên đã dạy cho mình, thì Thúy Kiều đã làm một việc rất đẹp là đã dành một ít thì giờ cho Kim Trọng, đã nói với Kim Trọng là đã cảm kích tấm lòng của Kim Trọng như thế nào, cảm kích quan hệ xưa như thế nào, nhưng Thúy Kiều cũng qua một cách nào đó cho Kim Trọng biết đuợc cái ý thức của mình về cuộc sống, cái thân phận của mình, và những gì mình trải qua.
Thì thua qúi vị câu truyện trong mạch văn đó cho chúng ta thấy rõ ràng tình ở đây là đời sống tình cảm, nói tóm lại là quan hệ giữa nam và nữ . Và tu ở đây có nghĩa là một đời sống ẩn dật, một đời sống một mình, một đời sống nội tại tâm linh, thì một đời sống độc cư huớng cầu giải thoát là đời sống thong dong. Đúng là lúc đó cho Thúy Kiều muôn ngàn hạnh phúc, nhưng có khi trở về nhà sống lại với Kim Trọng thì chưa chắc nó đã đẹp, chưa chắc là nó không có phiền lụy, cái phiền lụy đã chồng chất lên thân thể, lên quá khứ, lên dĩi vãng của Thúy Kiều. Thì chúng ta thấy rằng rõ ràng là nó có muôn ngàn cái manh mối khác nhau.
Còn có quan niệm rất bình thuờng trong đời sống chùa chiền thì chúng ta quan niệm rằng; nếu mình có gia đinh, có thêm con cái, có thêm tài sản, thì nó có bao nhiêu cái hệ lụy từ cái ràng buột này sanh cái chằng chịt khác. Và đời sống tu tập cho chúng ta vào
cõi rộng thênh, trong cõi rộng thênh đó đúng là một cõi phúc.
Những ý niệm đó rất tổng quát, chúng tôi thì ít có khi nào dùng những ý niệm này, bởi vì khi chúng ta dùng những câu gì liên quan đến Phật ngôn thì có một cái tinh nghĩa tức là nó có nghĩia chuẩn xác, còn ở bên ngoài thì nguời ta nói với bối cảnh của văn chương, của triết học, của trong thế thuờng, thì có nhiều quan niệm tư tuởng. Và dĩi nhiên là ở một truờng hợp nào đó những điều này là gợi ý rất hay rất đẹp, nhưng không nhất thiết là chúng ta dùng ở trong khuôn khổ của Phật pháp để xem đó là chuẩn mực đuợc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Minh Hạnh chuyển biên
Download cau hoi 176
Phap Am Lưu Trữ
|