Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 166: Diệt trừ thân kiến

. (Một đoạn ngắn được trích từ bài giảng củakhóa thiền tại chùa Nguyên Thủy ngày 17 tháng 8 năm 2008. Xin xem toàn bài giảng đã được chuyển biên để hiểu rõ về cách diệt trừ thân kiến
http://minhhanhdp.brinkster.net/THIEN_Dhammapala/TTPhapChat_DietTruThanKien.html )


TT Pháp Chất: Câu truyện bổn sanh: hồi xưa trong lúc Đức Phật đang thuyết pháp có một bà tỳ khưu ni ngồi khóc hụ hụ, thính chúng đang ngồi nghe pháp mà sao có bà ngồi khóc hù hụ, hỏi bà thì bà không nói gì hết, mới hỏi Đức Phật tại sao cô này ngồi khóc sướt mướt vậy, Đức Phật mới nói:

"Bà này tiền kiếp là vợ ta"

Qúi vị nên nhớ ngày nay chư tăng không dám nói câu này. Tại sao vậy? Tại chúng ta còn thân kiến, và chúng ta còn thân kiến thì tâm chúng ta còn động trong những lời nói này, chỉ có Đức Phật là bậc vô úy, Đức Phật mới vượt qua cái ải này.

Bởi vì sao vậy? Khi chư tăng tu tập thì cái tốt khoe ra cái xấu phải che lại, bởi chúng ta không dám phơi bày cái xấu, bởi cái xấu cái tốt này chúng ta còn bị cái ái dính vào đó, cái ái cái tốt người ta muốn khoe ra, chúng ta còn cái sân cũng phải che cái xấu, nói đến cái tốt thì tâm tham sẽ sanh khởi mà nói cái xấu thì sân sanh khởi. Chúng ta chưa có tự tại để vượt qua cái kiến điên đảo này, khi nào chúng ta vượt qua được cái kiến điên đảo này chúng ta mới không động về lời nói.

Đây là điểm đặc biệt, chúng tôi khi coi được câu chuyện này chúng tôi học tập rất là hoan hỉ. Đức Phật là bậc vô úy mới dám nói. Ngày nay chư tăng giả xử những vị có gia đình đi tu nữa cũng không dám chỉ mặt nói "bà này là vợ tôi." Nói vậy qúi vị có nắm được không? Nhưng tại sao Đức Phật chỉ và nói như vậy? Đức Phật nói như vậy không phải để khoe mà là nói để dạy pháp cho hàng thính chúng.

Đức Phật nói "Bà này tiền kiếp là vợ ta."

Nhưng vì bà suy nghĩ tới chỗ đã giết hại Đức Phật nên bà ngồi khóc, bà suy nghĩ "tại sao quá khứ mình si mê vô minh quá vậy." Bà ngồi nghe thuyết pháp, đây có lẽ nghe bằng tâm ái hay sao, nghĩ tới kiếp quá khứ có kiếp nào ta từng là vợ của Ngài không, có là diễm phúc làm vợ Ngài không?. Thì trong khi bà suy nghĩ bất chợt tự nhiên bà khỏi cần tu thiền tứ thiền bát định ngũ thông, giờ tự nhiên có trí nhớ tiền kiếp bà trong đời đó bà là con voi cái, mà là voi thứ phi chứ không phải là voi chánh hậu. Lúc bấy giờ con voi chúa đi xuống cái hồ để tắm, thì có lẽ là lúc xuống tắm hồ sen rồi ăn cái sen đó, và có lẽ con voi hậu nó được quyền hạn hơn phước hơn, hoặc là nó ở gần voi chúa, thì con voi chúa mới lấy bông sen đưa cho bà chánh hậu, con voi thứ phi nổi cơn ghen, nổi sự oán hận, nó không nói gì hết. Qúi vị thấy con voi nữ ghen ghê lắm. Không nói gì hết nhưng hôm sau trên đường đi gặp vị Độc Giác đi khất thực con voi cái lấy đồ cúng dường rồi nguyện sau này cho được sanh lại làm người được làm vợ của vua có đủ quyền hành để trả thù ông chồng, và quả thật bà nhờ phước đó đời sau sanh làm công chúa con một nước khác rồi được cưới về làm hoàng hậu. Khi làm hoàng hậu rồi bà nhớ tới hận năm xưa khi làm kiếp voi, bà bắt đầu tìm cách trả thù, bà tuyển thợ săn giỏi nhất nước, bà sai lên núi để giết con voi chúa rồi lấy ngà về cho bà. Người thợ săn này lên trên núp ở dưới cái hầm gần đó chờ con voi chúa xuống tắm xong thì bắt đầu giương cung bắn mũi tên tẩm thuốc độc bắn ngay con voi đó, con voi rống lên một tiếng bi thương và thảm thiết, giống như tiếng rống báo hiệu làm mấy con kia hoảng bỏ chạy hết, nó rống để đuổi mấy con kia đi, lúc đó nó mới hạ mình xuống ngoắc ông thợ săn ra.

"Ta với ngươi không có thù có oán mà ngươi lại rình hãm hại ta." Hoảng hồn hoảng vía bởi vì lúc đó sức của con voi mạnh lắm, có thể bứng tảng đá ra để giết hại người thợ săn được, mà nó không làm, nó hỏi lý do nào, người thợ săn trả lời.

" Tôi đây không thù oán gì ông hết, tại bà hoàng hậu sai tôi, nếu tôi không nghe lời thì bà giết tôi, bà đòi giết ông để lấy cặp ngà làm bằng chứng."

Lúc đó bắt đầu con voi phục xuống và nói "Ngươi lấy cặp ngà của ta đem về cho bà hoàng hậu đi." nói xong thì voi chúa chết. Người thợ săn lấy cặp ngà đem về cho bà hoàng hậu, bà vừa coi thì bà vừa hoan hỉ và vừa buồn khổ rồi bà cũng chết và cũng bị đọa, nhưng đến kiếp này làm tỳ khư ni bà nhớ đến giai đoạn đó thì bà cảm thấy bà xấu xa tội lỗi quá.

Chuyện này được kể trong Bổn Sanh, tiền kiếp con voi chúa tức là Đức Phật, còn tiền kiếp của bà tỳ khưu ni đó chính là con voi cái.

Thì đây chúng tôi muốn đem chuyện này nói để qúi vị thấy rõ rằng bây giờ trong vòng tâm thức chúng ta từ nhỏ đến lớn giữa cái điều tốt đẹp của chúng ta, cái điều thiện của chúng ta thì có những điều xấu xa và những cái bất thiện. Thì chúng ta thấy rõ ràng nếu chúng ta nhìn về quá khứ chúng ta vẫn còn xao động, nghĩa là chúng ta vẫn còn ái luyến nó, đây là nói theo cái tham của chúng ta còn dính mắc đối với những hình bóng cũ hay là có sân hận đối với hình bóng cũ. Hoặc là có thể chúng ta ngồi tưởng tượng những hình bóng trong tương lai, và trong hình bóng tương lai đó chúng ta có ái luyến có cái sân, thì chúng ta thấy thân kiến chúng ta cũng còn nằm đó. Thân kiến chúng ta nơi nào thì ái luyến nơi đó, qúi vị nên nhớ thân kiến tới chỗ nào là ái luyến nằm chỗ đó, hay ái luyến nơi nào thì thân kiến nằm ở đó.

Nhưng mà nói ái luyến nơi nào thì thân kiến nằm ở đó là đối với phàm nhân thôi chứ bậc thánh vẫn còn có ái nhưng không có tà kiến. Còn chúng ta có tà kiến. Do đó Đức Phật nói trong kinh "Phàm bất cứ sắc gì, thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì, dù quá khứ hay dù vị lai, bên trong hay bên ngoài, hoặc thô hoặc tế, hoặc dài hoặc ngắn, tất cả đều gọi là sắc thọ tưởng hành thức thôi.

Hay là Đức Phật dạy Ngài Bakhaja "Trong cái thấy chỉ là cái thấy, nghe chỉ nghe, ngửi chỉ ngửi, nếm chỉ nếm hay suy nghĩ chỉ là suy nghĩ thôi, chứ không có người, thú, ta, tôi, gì nằm trong vấn đề này." Nếu chúng ta nắm được cái lý này rồi thì chúng ta sẽ không bị động trong thời quá khứ.

Đối với bậc thánh người ta chiến thắng được chỗ này nên quá khứ người ta nhìn giống như là cảnh mộng, cảnh nằm chiêm bao không dính dáng gì đến mình, nó không có ta. Còn bây giờ quá khứ chúng ta nếu mà vui thì không nói chi, mà quá khứ buồn xấu xa ai mà phát hiện cái bí mật từ trong thâm sâu tâm khảm của chúng ta mà đem cái đó ra mà nói thì tâm chúng ta động liền. Chúng ta chưa đủ sức chiến thắng được những điểm này là chúng ta biết cái thân kiến chúng ta còn, cái ái chấp thủ còn.

Thì nếu qúi vị mà nghiệm được chỗ này thì lần lượt quí vị sẽ biết được mở đầu mối của thân kiến thì qúi vị mới diệt từ từ. Tại sao mà còn cái này, tại chúng ta còn cái ái, chúng ta còn chấp nó chúng ta vẫn cho nó là ta là của ta. Qúi vị nên nhớ, giống như tấm hình, tấm hình qúi vị nói là của ta là cái hình bóng đó nó cũng đã diệt rồi, nó không còn nữa mà chúng ta vẫn cho nó là cái ta. Có thể chúng ta nói cái thân thể hiện tại mình đang có nói là ta thì điều đó miễn cưỡng cũng có thể chấp nhận được, nhưng tấm hình bóng cũ cũng là ta thì cũng như vọng tưởng trong tương lai nó cũng là cái ta.

Trong bài kinh "Nhất Dạ" Đức Phật nói "Quá khứ không truy tầm, tương lai không ướt vọng" Chỗ quá khứ không truy tầm là đây, không biết tìm kiếm gì mà phải suy nghĩ, quá khứ không bị ái luyến, không bị thân kiến, chấp kiến nằm ở nơi đó. Hoặc là tương lai không ướt vọng tức là nghĩ đến tương lai nữa nó cũng không bị cái ái đi vào trong tương lai.

Đó chỉ có "Tuệ quán chính là đây." Dùng tuệ để cho chúng ta thấy được vô thường, khổ não,vô ngã. Thì nếu mà thấy được như vậy thì gọi là Phật an tịnh. Chỉ cần một đêm thôi người ta có thể thành thánh được nếu ta nắm được lý này để diệt được thân kiến.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Minh Hạnh chuyển biên

 

Download cau hoi 166

Phap Am Lưu Trữ