Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 150: Cầu siêu thì giúp gì cho người quá cố và có nhiều Phật tử quan niệm là cầu siêu để giúp thân nhân vãng sanh về cõi Phật ?.

. (Kệ ngôn 82, ngày 2 tháng 6 năm 2003, tại rơom Diệu Pháp )

TT Giác Đẳng: Ngày hôm nay chúng ta thường có hai quan niệm: một quan niệm là phủ nhận thẳng thừng giá trị của cầu siêu bởi vì cầu siêu mang nặng tính cách nghi lễ. Một quan niệm khác thì việc cầu siêu thì không thể không có khi thân nhân quá vãng. Chúng ta cũng hiểu rằng trong sinh hoạt tu học hàng ngày cũng như cái ăn cái đi lại của chúng ta, thường thường là chúng ta nhân sự tùng sự. Có một số phong tục và những phong tục đó là một cơ hội để chúng ta gói ghém vào đó một số yếu lý của sự tu tập của người Phật tử thì chúng ta cũng có thể làm được.

Trước nhất khi đề cập đến vấn đề cầu siêu thì chúng tôi xin thưa là nó tùy thuộc rất nhiều vào khóa lễ cầu siêu của chúng ta, khi chúng ta cầu siêu thì có bốn năng lực liên quan đến khóa lễ cầu siêu: Năng lực đầu tiên như là qúi Phật tử biết là chúng ta tin vào năng lực của phước hạnh, phước hạnh tức là những công việc gì chúng ta làm từ bố thí, trì giới, thiền định, hay hoặc giả tụng một trang kinh, có những giờ phút để tụng kinh Tam Bảo chẳng hạn, thì đó cũng là một phước hạnh mà chúng ta có thể hồi hướng phước được. Cái năng lực thứ hai chúng ta biết ở trong đời sống đó là năng lực của chánh pháp, tức là năng lực có thể làm cho người ta tỉnh táo. Ở trong kinh thì cho chúng ta biết rằng trong cuộc luân hồi này chúng ta đi là một chuyến phiêu lưu vô định, và có những cảnh giới mà chúng ta thọ sanh không những là chúng ta bị thiếu phước sanh vào trong đó, mà chúng ta thiếu trí tuệ vì oan trái, hoặc giả là vì sự sân hận, hoặc là mê nhiễm đối với sự dính mắc, đối với một cái gì đó mà chúng ta sanh làm một chúng sanh như làm bàng sanh hay làm một loại ngạ qủi hay làm một loại phi nhân, sống thì nhờ vào năng lực của kinh làm cho chúng ta tỉnh thức.

Và rồi chúng ta cũng hiểu được một năng lực khác đó là năng lực của Tam Bảo. Năng lực của Tam Bảo ở đây phải được lãnh hội như một đối tượng mà qua đối tượng đó chúng ta tác động được niềm tịn tính của mình, sự hoan hỉ của mình. Ở trong cuộc đời của chúng ta có nhiều lúc chúng ta giống như con voi của vua Ba-tư-Nặc, con voi đó bị sa lầy nhưng khi nghe đoàn quân nhạc đánh những bản nhạc tiến quân thì nó nghe có cái gì thôi thúc trong lòng mà tự nhiên trổi dậy. Thì đối với chúng ta nếu những người nào có trí mà nói theo nôm na đời thường bên ngoài nữa thì chúng ta có căn, khi chúng nghe pháp, nghe pháp dù là âm thanh của pháp gợi cho chúng ta một cái gì đó, hoặc giả là hiểu được ý nghĩa của pháp thì điều đó có thể khơi dậy một sức mạnh mãnh liệt ở trong lòng mình, năng lực của chánh pháp rất là huyền nhiệm.

Hồi nãy chúng ta nghe đọc câu kinh Pháp Cú mà TT Trí Siêu đã giảng là "một người có trí tuệ thì khi được nghe diệu pháp lòng của họ rộng thênh thang, giống như một đại dương, như một cái hồ sâu mà ở trong đó không có cái gì có thể làm cho vẩn đục được" Thì thưa qúi Phật tử việc này là việc hết sức quan trọng đối với đời sống của chúng ta, bởi vì đôi lúc chúng ta cần đến những thứ đó.

Đức Phật là một vị pháp vương tức là vị vua của chánh pháp thế mà có nhiều khi Ngài nghe tôn giả Cunda tụng đọc pháp Thất-giác-chi, một pháp mà Ngài thường dạy cho chư tỳ kheo thì điều đó cũng có một ảnh hưởng rất lớn đối với tình trạng sức khỏe của Ngài, và đối với chung cả thân và tâm của Ngài. Thì ở đây qúi Phật tử sẽ thấy rằng chánh pháp có nhiều khi rất là lạ. Chúng tôi muốn nói một kinh nghiệm; có một vị nhạc sĩ mà chúng tôi quen ở bên Paris, vị nhạc sĩ này có một người học trò, người học trò đó sau này đi xuất gia với một vị Hoà Thượng ở tại Paris. Và khi mà vị nhạc sĩ này trong những giờ phút sau cùng đời sống hết sức buồn bã bởi vì lớn tuổi mà sống ở bên pháp, sống rất cô đơn không có mấy người lân la với mình, và cả cuộc đời sống như là một nghệ sĩ nữa, nên chi lúc về già rất hẩm hiu không con không cháu. Thì vị Thầy nào đi cùng với chúng tôi đến thăm vị Thầy cũ của mình, và vị nhạc sĩ đó chỉ yêu cầu một điều thôi là xin vị Thầy này dạo một bản nhạc từ cái piano để ở trong phòng, thì vị Thầy này quay sang hỏi chúng tôi thì chúng tôi nói rằng "đó là một trong những cái ước nguyện sau cùng của vị nhạc sư thì Thầy cứ hoan hỉ thoả mãn cho". Thì thưa qúi vị vị Thầy nào mặc dù là một nhà Sư nhưng trước kia cũng từng học nhạc, rất giỏi về nhạc, Thầy đã đến ngồi bên ghế nơi bàn piano dạo một bản nhạc được xem như bản nhạc ưa thích của vị Thầy lúc còn khỏe mạnh, lúc thuở còn thời kỳ còn trai tráng. Thì nghe xong bản nhạc đó chúng tôi có thể thấy thần sắc của vị này hân hoan hẳn ra và như tìm lại một chút sức sống nào đó, dĩ nhiên là sau này vị đó đã qua đời khoản hơn 10 ngày sau khi chúng tôi đến thăm.

Nhưng chúng tôi có cảm nhận một điều rằng ở trong cuộc sống của chúng ta có những ảo diệu, ảo diệu về tâm lý, về tinh thần, mà qua đó chúng ta có thể tìm thấy cả một điểm tựa cả một chân trời mới. Thì ở đây khi một người có trí nghe chánh pháp lòng của họ rộng thênh thang, họ hiểu được sự thật. Điểm này nó khó khăn để lãnh hội như là khi chúng ta nghe trong kinh mà đôi khi Đức Phật dạy một câu Pháp Cú mà khiến cho một người thay đổi cuộc sống của họ, và chúng ta có đôi khi ở tại đây nghe rất nhiều kinh Pháp Cú nhưng mỗi ngày nghe nó thấm vào trong lòng chúng ta từ từ chứ nó không mãnh liệt như vậy. Một điệu nhạc nào đó, một bài thơ nào đó, một cái ý tưởng cao qúi nào đó, hoặc giả là một sự cảm nhận đặc biệt nào có thể thay đổi chúng ta hoàn toàn. Do vậy khi chúng ta tụng kinh cầu siêu là chúng ta lập lại những lời dạy của Đức Phật, và đôi lúc có một số chúng sanh họ có thể cảm nhận được. Ở trong kinh nói những loài phi nhân và ngay cả bàng sanh cũng có thể cảm nhận được âm thanh của chánh pháp

và sau cùng thì ở trong kinh có một bài kinh là "Tirokud.d.a" nhắc rằng chúng sanh sống trong cõi đời này khi họ sanh vào cõi khổ thì họ hay nghĩ đến thân nhân của mình, như chúng ta nghe câu thơ "Mai này lá rụng xin về cội" tại sao lá rụng thì về cội, là tại vì con người trong sự đơn côi lạc lõng thì nghĩ về người thân của mình, thì những chúng sanh mà đã quá vãng thì theo trong kinh "Tirokud.d.a" cho chúng ta biết được rằng những chúng sanh đó thường đến gần nhà những thân của mình và mong mỏi sự tưởng nghĩ của thân nhân mình đối với mình và hồi hướng phước cho mình, cái tình đó rất là quan trọng.

Chúng tôi nhớ rằng Thầy Nhất Hạnh có viết ở trong quyển "Bông hồng cài áo" những lúc còn nhỏ khi bị cảm sốt bàn tay của mẹ rờ lên trán mình, bàn tay đó nghe nó êm ái như là tơ trời Đâu-la-mi. Thưa quí vị người ta cũng cho chúng ta biết rằng cũng thời sự săn sóc khi chúng ta bịnh nhưng một người săn sóc chí tình bằng tấm lòng của họ, chúng ta cảm thấy nó khác với sự săn sóc cho có. Vì vậy ở trong cuộc đời này chúng sanh ở trong lúc lạc lõng, ở trong một cảnh giới mà họ nhiều khổ lụy như là những khổ cảnh thì họ rất cần đến tấm lòng của thân nhân quyến thuộc. Chúng ta tụng kinh tức là chúng ta nói lên tấm lòng của mình. Có rất nhiều trường hợp ở trong kinh nói về những tương duyên, túc duyên của những người sống ở trong trần gian này với những thân nhân quyến thuộc quá khứ, mà không phải một đời mà nhiều đời, nhiều đời có đời xa xưa lắm những quyến thuộc đó vẫn mong mỏi đón nhận được phước lành, đón nhận được sự tưởng nghĩ của mình.

Có thể chúng tôi nói như vậy qúi vị rất ngạc nhiên là tại sao việc cầu siêu đối với cá nhân chúng tôi lại có một sự nghĩ như vậy. Riêng về những cảm nhận của chúng tôi có được từ việc đọc kinh sách thì chúng tôi rất tin rằng nếu thân nhân của chúng ta quá vãng thì chúng ta nên có một buổi lễ cầu siêu. Cầu siêu ở đây không có nghĩa là chúng ta ngồi đó để cầu nguyện phước lành không, mà chúng ta nên thể hiện công đức của mình, nên thể hiện được tấm lòng của mình tưởng nghĩ đến người đã quá vãng, và đồng thời nên tụng đọc những Phật ngôn mà chúng ta mong rằng những Phật ngôn này có khả năng soi sáng làm bừng tỉnh tâm linh của những chúng sanh đang bị bao phủ bởi những hệ lụy, như là dính mắc, như là oan trái ở trong cuộc đời. Và bản thân của chúng tôi thì thưa qúi vị, có thể nói rằng kinh nghiệm rất là riêng tư là chúng tôi hoàn toàn tin rằng những việc đó rất có lợi cho đời sống hàng ngày của mình và cho thân nhân của mình đã quá vãng. Chúng tôi nghiệm thấy một điều rằng ở xứ sở nào, một xã hội nào mà người ta có nghĩ đến người xa kẻ gần, người hữu hình kẻ khuất mặt, thì xã hội đó tâm hồn họ có nhiều lòng từ hơn. Như trong kinh "Từ Bi" kinh Đức Phật Ngài dạy khi mình niệm lòng từ mình nghĩ chúng sanh xa gần lớn nhỏ thấy được hay không thấy được, những chúng sanh đã sanh ra rồi hay là đang còn ở trong thai bào và sắp sanh ra, đã sanh hay sắp sanh ra tất cả mình đều nghĩ đến, thì Đức Phật dạy mình nghĩ đến như vậy bằng lòng từ thì không có lý do gì mà chúng ta phủ nhận cái gía trị của cầu siêu. Và thưa qúi vị đây là một cái chia sẻ của chúng tôi cho câu hỏi này./.

Minh Hạnh chuyển biên

Download cau hoi 150

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ