Trang chinh  | Chia Khoa Học Phật  | Tu Học  | Video  | Lin hệ  
 
 



 

ĐỀ ÁN TRONG THÁNG

SỰ CHẾT

Tháng Chín, 2009

Nghiệp Lực và Sư Chết

TT Tuệ Siêu và TT Giác Đẳng giảng

TT Giác Đẳng: Ngài Ledi Sayadaw là một vị cao tăng cận đại của Miến Điện, Ngài dạy rằng; quan niệm về nghiệp của nhân gian, thường th́ người ta nói, bàn luận, và tin tưởng, nó mang tính phổ quát, nhưng ít khi người ta chịu hiểu vấn đề với một cách tường tận, do vậy thường gây ra nhiều sự hiểu sai. Hôm nay chúng ta nh́n sự chết qua khía cạnh rất đặc biệt đó là nghiệp báo. Chúng ta t́m những sự thể hiện của nghiệp ở trong đời sống và dẫn đến sự kết thúc cuộc sống của chúng ta như thế nào.

Mở đầu với phần: sống trường thọ hay chết yểu. Hai điều này mới nghe qua th́ rất b́nh thường trong đời sống của chúng ta. Con người sanh ra không phải ai cũng sống có tuổi thọ đồng đẳng với nhau. Chúng ta không phải là một bó đũa bán ở ngoài chợ được sản xuất theo tính cách kỹ nghệ, mà chúng ta giống như những chiếc đũa của người dân quê ngày trước, có chiếc dài có chiếc ngắn. Đời sống con người, chúng ta không hẹn nhau để cùng đến với cơi đời này, và khi ra đi th́ chúng ta vốn đă không có lời nguyện ước với nhau là ai đi trước người đi sau.


Xem tiếp: Nghiệp Lực và Sư Chết

Tánh Chất Của Nghiệp

TT Tuệ Siêu và TT Giác Đẳng giảng

TT Giác Đẳng: Trong tuần lễ chúng ta thảo luận chung quanh đề tài về nghiệp, một điểm mà chúng ta ít nhất cũng phải đồng ý với nhau đó là quan niệm thường thức của chúng ta về nghiệp tương đối rất đơn giản. Trong lúc những lời dạy của Đức Phật về điều này thì hết sức tế nhị khúc chiết. Ví dụ như trong đề tài ngày hôm nay, thật ra thì chúng ta khó đưa ra một đề tài cho phù hợp với nội dung của bài giảng này, có thể nói như vậy. Khi mà nói đến nghiệp và quả của nghiệp được trổ như thế nào thì chúng ta sẽ thấy được một sự gay cấn giữa quá khứ và hiện tại, nhiều yếu tố gọi là tiền định tức là yếu tố đã được quyết định từ xưa từ nhiều đời nhiều kiếp và những yếu tố hiện tại này. Chúng ta hay có khuynh hướng là đặt trọng tâm hay là chúng ta quy hết tất cả mọi thứ vào một góc, một hướng. Ví dụ có những người tin vào số mạng thì chỉ tin vào số mạng thôi. Có những người không tin số mạng thì phủ nhận tất cả. Thì ở đây là một điểm rất tế nhị, bởi vì sao? Bởi vì sự tu tập của chúng ta dựa trên sự lãnh hội này. Nếu tất cả mọi thứ đã an bày, không thể thay đổi, thì sự tu tập không có ý nghĩa. Nhưng nếu trong sự tu tập chúng ta nghĩ rằng, chúng ta sẽ làm tất cả, sẽ xắp đặt tất cả mà không chịu ảnh hưởng gì bởi quá khứ, thì cũng là con đường cực đoan khác.



Xem tiếp: Tánh Chất Của Nghiệp

Niệm Chết

TT Giác Chánh (Sư Trưởng)

Thường những người không tu tập rất sợ khi nói về sự chết. Tôi có xem phim nói về nhà ngoại cảm Phạm Thị Bích Hằng. Sau sự kiện bị chó dại cắn, có hiện tượng ngoại cảm xuất hiện nơi cô. Cô thấy một ông cụ trong xóm thời gian sống không c̣n lâu nên cô báo cho ông cụ biết. Ông cụ vốn thân trong làng nghe như vậy cho rằng cô này ác độc trù rủa, ông vác cây đập làm cô phải chạy về nhà. Tôi trích ngang câu chuyện này để nói rằng, cụ ông này đă già rồi nhưng khi nói đến cái chết, sợ đến nổi lấy roi rượt đập đứa cháu trong làng. Sự thật đúng ngày giờ đó ông cụ cũng chết, đó là một trong những điều làm cho cô Phạm Thị Bích Hằng nổi tiếng v́ những điều cô nói là có. Quả thật cái chết ai cũng sợ. Có vài Phật tử khi tôi khuyên họ niệm sự chết th́ họ từ chối nói chừng nào chết th́ hay chứ nghe nói vậy không c̣n muốn làm ăn ǵ cả. Sự thật những người không chuẩn bị trước, khi cái chết đến khiếp đảm sợ hăi và chính sự khiếp đảm sợ hăi đó đưa tái sanh vào trong cảnh giới đau khổ. C̣n người chấp nhận sự thật như vậy, nhớ đến sự chết sẽ b́nh tỉnh khi cái chết đến.

 


Xem tiếp: Niệm Chết......

Quyên sinh có thể gọi là buông bỏ tất cả không?

TT Giác Chánh (Sư Trưởng)

Điều này xin trả lời là người nào chưa giai đoạn diệt tận phiền năo để chấm dứt khổ đau, người đó nghĩ đến sự đoạn tận quyên sinh th́ không là buông bỏ giống như vị A La Hán Thánh Nhân giải thoát, vị ấy c̣n bị nhiều cái quả khổ về sau. Có những sự giải thích rằng một người tự tử như vậy th́ có thể 500 kiếp không được sanh làm người. C̣n trong chánh kinh th́ chúng tôi có được thấy khi có một vị tỳ kheo Ngài Gocaka dùng dao cắt cổ tự tử nhưng ngay lúc đó th́ biết ḿnh chưa phải là vị A La Hán v́ thân đau nhức quá, v́ nhờ sợ hăi mới biết ḿnh chưa phải là vị A La Hán, vị này cố gắng thực hành cho phát triển thiền quán sẽ được đắc đạo quả ngay trong lúc đó và đắc túc mạng.


Xem tiếp:Quyên sinh có thể gọi là buông bỏ tất cả không?.

VôThường qua cái nh́n của Khoa Học
(TT Giác Đẳng giảng)

trong bài nói chuyện về hiện tượng vô thường, Hopskin c̣n có một bằng chứng khác từ thưở xa xưa nền văn minh của Hy Lạp cũng sản sinh ra những bậc hiền triết  và những người này đều đồng ư rằng cuộc sống không đứng yên một chỗ, như một ṣng suối chảy như một ḍng sông lững lờ đi qua mắt chúng ta. Thấy con sông đó thấy ḍng suối đó, nhưng thật sự nó là một lưu lộ bất tận không ngừng nghỉ. Khi nghĩ về một ḍng sông nghĩ về một ḍng suối th́ điều đó giống như cuộc sống của mỗi chúng ta ở tại đây và của cả thế giới này. Nó vốn không đứng lại và nó vốn không có khả năng giữ cái nguyên trạng của nó, măi măi như vậy. Bài học đó thật sự rất quan trọng. Quan trọng hơn bất cứ bài học nào khác. Bởi v́ chúng ta có một chút ngưỡng cầu, mơ ước một cuộc sống an lập, an cư mới lạc nghiệp, chúng ta mơ ước cuộc sống không có xáo trộn không có đổi dời. Cho dù đôi khi con người cũng muốn có thay đổi nhưng hầu hết chúng ta mong rằng t́nh yêu sẽ măi măi như vậy, sức khoẻ sẽ măi măi như vậy, cuộc sống chung quanh sẽ măi măi tốt đẹp như vậy. Chúng ta sợ cái đau ḷng, chúng ta sợ cái bất trắc, chúng ta sợ cái đổi thay và chúng ta run rẩy trước tử thần. Nhưng không phải những điều đó khiến cho chúng ta tránh được những thứ đó. Tất cả chúng ta, hoặc sớm hoặc muộn hoặc cách này hoặc cách kia rồi cũng phải đi qua nhịp cầu sanh-tử, rồi cũng phải đi qua và đối diện với những ǵ chúng ta không vừa ḷng.

 

Xem tiếp: Vô Thường qua cái nh́n của Khoa Học............

Phật Giáo có tin rằng con người có linh hồn không ?

TT Giác Đẳng giảng

Thưa qúi Phật tử, khi chúng ta nói có hay không th́ chúng ta nên định nghĩa rơ chữ linh hồn gọi là cái ǵ? Đạo Phật có đề cập đến hai phần gọi là thân và tâm như chúng ta nghe chữ "Rupa" hay "Nama" trong thuật ngữ gọi là "Danh" và "Sắc" mà chúng ta gọi là "Thân" và "Tâm". Chữ tâm trong đạo Phật là một trạng thái có thay đổi ví dụ như có khi vui có khi buồn, và tâm tư của một con người có thể rất hiền thiện trong giai đoạn này và trong một giai đọan khác th́ nó có thể biến trạng đi nó sẽ trở thành một trạng thái hung hăn.

Th́ quan niệm về linh hồn, nếu linh hồn là cái ǵ không thay đổi, linh hồn là cái ǵ trường cửu th́ linh hồn có phần hơi khác với "Tâm" của đạo Phật. Và thưa qúi vị, trong một quan niệm khác về linh hồn, linh hồn là một trạng thái hằng cửu, nghĩa là chỉ một trạng thái thôi, c̣n cái tâm trong đạo Phật nó là một tiến tŕnh được kết nối bởi nhiều sát na (đơn vị tâm pháp), và như vậy điểm này chữ tâm có khác một số với linh hồn

 


Phật Giáo có tin rằng con người có linh hồn không

Học Cách Chết

Brother David Steindl - Rast/Tạp chí Porabola

Nguyễn Văn Hoà trích dịch

Điểm duy nhất người ta có thể bắt đầu nói về bất cứ điều ǵ, kể cả sự chết, là khi người ta t́m thấy chính ḿnh. Và đối với tôi đây như là một tu sĩ theo ḍng Benedictine. Trong các quy luật của gịng thánh Benedict, từ ngữ "chết" luôn luôn rất quan trọng, bởi v́ một trong những điều mà thánh Benedict nhắc tới là "khí cụ của những việc tốt" [có nghĩa là các phương pháp tiếp cận cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của tu viện]—là thấy sự chết trước mắt bất cứ lúc nào. Lần đầu tiên khi tôi duyệt qua quy luật và truyền thống của ḍng thánh Benedictine, điều đó là một trong những câu căn bản có sức thu hút và gây ấn tượng cho tôi nhiều nhất. Nó đ̣i hỏi tôi kết hợp nhận thức về sự chết vào đời sống hàng ngày, v́ đó chính là điều thực sự có tầm quan trọng. Điều thiết yếu không phải là nên nghĩ đến vào giờ phút cuối của con người, hay nghĩ đến sự chết là một hiện tượng của cơ thể; đó là cái nh́n của từng phút một trong cuộc sống, nh́n về sự chết ở chân trời, và đó là sự đ̣i hỏi để kết hợp sự. nhận thức về cái chết vào trong từng phút một để sự sống trở nên đầy đủ ư nghĩa.


Xem tiếp: Học Cách Chết

BƠI TRONG BIỂN CẢ CỦA VÔ MINH

Ư niệm về sự chết của Thiền - Conrad Hyersast/Tạp chí Porabola

Minh Hạnh Việt dịch

Theo truyền thống b́nh đẳng giữa sự toàn hảo của con người với sự mất mát của tự ngă, cái chết th́ không phải là vấn đề, đó chỉ là vấn đề đối với những người muốn duy tŕ bản ngă của ḿnh và muốn có ư thức măi măi. Lo lắng thái quá về cái chết là nguyên nhân chính làm cho người ta mất đi bản ngă, sự liên tục và thực chất mơ hồ của nó, và tất cả những khía cạnh tồn tại này tùy thuộc vào sự thay đổi và phân hủy. Tuy nhiên để được thoát khỏi cái tôi, để thoát khỏi sự đấu tranh và bám víu tuyệt vọng của nó, để thoát khỏi sự "phiền năo" và "gây thiệt hại," của nó, th́ phải thoát khỏi sự sợ hăi của cái chết, v́ những nghiệp chướng đen tối của những hành vi tội lỗi ẩn núp dưới bóng của cái tôi . Ít nhất là những người Phật tử nên thấy nó như thế nào.


Xem tiếp: BƠI TRONG BIỂN CẢ CỦA VÔ MINH

Sự Chết Trong Truyền Thống Phật Giáo

Cuộc đàm luận về Phật Giáo Tây Tạng và Phật Giáo Phương Tây do tạp chí Parabola phỏng vấn Ngài Gomang Khen Rinpoche về sự chết trong truyền thống Phật giáo

Minh Hạnh trích dịch

Gomang Khen Rinpoche sanh tại Kham, Tây Tạng, năm 13 tuổi trở thành tu sĩ tại tu viện Pashod Monastery, là nơi nổi tiếng xuất sắc trong việc đào tạo nguyên tắc đạo đức triết học. Sau một đời học tập trong các phân khu Tây Tạng về kiến thức-logic, Trí Tuệ Siêu Việt, Triết Học Trung Đạo, Siêu Hình Học và Đạo Đức Học, Rinpoche đã nhận được những giải thưởng cao nhất trong các trường cao đẳng tu viện Phật giáo. Tiếp sau giai đọan khó khăn sau khi Trung cộng xâm lược, Ngài Gomang Khen Rinpoche được Đức Dalai Lama chỉ định làm trụ trì trường đại học Gomang College, trong trách nhiệm dạy dỗ những tu sĩ Phật giáo tương lai. Hiện nay Ngài 62 tuổi, Ngài được coi là vị Tiến Sĩ của Tantric Studies, nhưng con đường đạo của Ngài thì không ngắn và không phải dễ dàng: với 41 năm tu học và 10 năm tha hương trước khi Ngài trở thành vị trụ trì.

Sau đây là cuộc phỏng vấn Ngài Gomang Khen Rinpoche về sự chết trong truyền thống Phật giáo.

 


Xem tiếp: Sự Chết Trong Truyền Thống Phật Giáo

Chúng ta phải làm ǵ khi đối diện với cái chết ?

TT Tuệ Siêu giảng

Chúng ta phải làm ǵ khi đối diện với cái chết”, câu hỏi đó và câu hỏi này rất hay. Nhưng trong hai câu hỏi chúng tôi xin được tŕnh bày cả hai ư. Trước nhất là chúng ta làm ǵ khi đối diện với cái chết, chúng ta nên suy nghĩ hay chúng ta nên cầu nguyện.
Ở đây Đ ức Phật dạy rằng,
“sabbe sattā marissanti maranantam.hi j́vitam.”
“ Tất cả chúng sanh đều sẽ chết”.
chắc chắn khi đối diện với cái chết tâm của chúng ta sẽ bị rối loạn, có sự lo sợ như là chúng ta sắp chuẩn bị chuyến đi xa vĩnh viễn không bao giờ trở lại căn nhà này nữa. Tất nhiên lúc đó với tâm trạng bị rối tung lên và sợ hăi. Thế cho nên ở đây điều này chúng ta có thể dựa vào kinh điển, những lời dạy của Đức Phật và trong đời sống hằng ngày chúng ta khéo tu tập để trở thành thường cận y duyên. Thí dụ chúng ta thường xuyên tu tập quán niệm, thường xuyên an trú với chánh niệm.

 


Xem tiếp: Chúng ta phải làm ǵ khi đối diện với cái chết ?

Làm thế nào để phân biệt ma cảnh với sự tiếp dẫn trong giờ phút cận tử.

TT Liễu Tông: Namo Buddhaya. Đây là một đề tài lớn. Một điều không thể tránh khỏi là trước sau ai cũng chết. Nhưng Khi nói đến sự chết người ta thường tránh né, không thích. Cảnh phát sanh trong lộ cận tử không phải là ma cảnh mà đó là cảnh thật.

Theo kinh điển tại sao gọi là cảnh thật? Bởi v́ cảnh đó chính là nghiệp báo cho chủ nhân của nó biết nó đang làm ǵ. Hằng ngày trong kiếp này hoặc trong những kiếp trước chúng ta tạo, chúng ta làm những hành động, chúng ta là chủ nhân của những hành động đó. Những hành động này gần lúc cho quả nó bắt buộc phải báo cho chủ nó biết nó đang cho quả. .....

 

Xem Tiep: Làm thế nào để phân biệt ma cảnh ....

Có thân nhân quá văng nên làm phước như lễ trai tăng cúng dường đề hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc được siêu thoát, th́ phải chuẩn bị như thế nào?

TT Giác Đẳng: Thật ra th́ đối với người Phật tử chúng ta nên có một chút phân biệt về sự cúng tế của nhân gian và cách tạo phước để hồi hướng của người Phật tử. Sự tạo phước của người Phật tử không thuần là lễ nghi. Lễ nghi chỉ làm đẹp trang nghiêm, làm cho tâm chúng ta hoan hỉ thêm. Nhưng điều chính là chúng ta tạo những phước lành. Để tạo phước lành th́ Đức Phật Ngài đưa ra những pháp khi chúng ta thực hành th́ tạo ra những phước báu và do phước đó chúng ta có thể hồi hướng cho thân nhân đă quá văng. Ví dụ như trong 10 pháp phước báu là bố thí, tŕ giới, thiền định, cung kính, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, tùy hỉ phước, hồi hướng phước v.v...


Xem tiếp: Có thân nhân quá văng nên làm phước

làm thế nào để sống một cuộc đời đầy đủ để chuẩn bị cho cái chết mà không bỏ mất đi thời gian qúi báu v́ ta không thể có một ngày đến

Sư Uyên Minh giảng

 

có một cách duy nhất để tận dụng từng phút từng giây của đời sống này chính là sự tỉnh giác trong từng giây từng phút. Nói một cách chuyên môn hơn, đời sống của một hành giả Tứ Niệm Xứ chính là đời sống trọn vẹn nhất, tranh thủ từng phút từng giây. Ḿnh khác xác chết ở một chỗ là ḿnh có đi, có đứng, có nằm, có ngồi, nhưng nếu ḿnh không có tỉnh thức th́ ḿnh sẽ giống xác chết ở chỗ đi đứng nằm ngồi mà không biết ḿnh đi đứng nằm ngồi, như vậy th́ ḿnh chỉ khác xác chết là ḿnh có nhúc nhích, có cử động, có ăn, có uống trên h́nh thức nhưng về nội dung th́ ḿnh không biết ḿnh làm cái ǵ hết. Điều khác biệt giữa một Phật tử có tu tập thiền quán có tu tập chánh niệm, với một người không có tu tập ở chỗ là sống biết ḿnh sống, hít thở biết ḿnh hít thở tùy theo căn duyên mỗi người. Có người th́ thích hợp với sự tỉnh giác trong hơi thở, có người th́ thích hợp với sự tỉnh giác ở trong tâm trạng, có người th́ thích hợp với sự tỉnh giác ở trong đời sống cảm thọ.

Đức Phật dạy ḿnh bốn pháp niệm xứ tức là bốn căn bản để mà sống tỉnh thức.



Xem tiếp: Chuẩn bị cái chết............

Ư Nghĩa Của Việc Cầu Siêu

TT Chánh Minh:   Đề tài hôm nay xin nói về ư nghĩa của cầu siêu.  Định luật vô thường th́ chúng ta ai cũng biết rồi, hữu sinh là hữu tử, đă có sinh ra th́ một sự kiện là phải có từ giả nơi đang sống để ra đi ở cảnh giới khác, đó là một điều tất nhiên cho tất cả mọi chúng sinh.  Chí đến Đức Phật hay bậc thánh A La Hán cũng đều phải chịu định luật vô thường này.  Nhưng ở đây chúng ta có nghi thức cầu siêu, th́ sự cầu siêu mang ư nghĩa nào?  ...

 


Xem tiếp: Ư Nghĩa Của Việc Cầu Siêu ...........

Người niệm Phật cầu sanh về tịnh độ, sau khi chết được Phật rước về cơi cực lạc. Người tu thiền không cầu sanh về cơi nào, sau khi chết sẽ được di về đâu?

TT Giác Đẳng

Trước nhất, phải nói thẳng rằng những người Phật tử về sau nầy quan trọng nhiều đến những ǵ xảy ra cho chúng ta sau khi chết. Tuy vậy, nếu chúng ta đọc kinh sách thời xưa th́ chúng ta biết rằng người Phật tử thờ Phật quan trọng những ǵ ḿnh đang sống ở trong kiếp nầy nhiều hơn kiếp sau. Một lần Đức Phật giảng cho những người dân ở Kalama, Ngài có nhắc một điều cho những người Kalama rằng nếu một người đă làm thiện, sống với một nội tâm trong sạch không tham, không sân, không si, hay một nội tâm an trú vào thiện pháp th́ người đó biết chắc rằng bước đi kế tiếp sẽ tốt đẹp, họ không phải lo lắng về đời sau. Điều nầy cũng có thể là một tinh thần rất căn bản của những Phật tử vào thời Đức Phật, buổi sơ thời của Chánh Pháp, những thời kỳ đó con người chú trọng vào kiếp nầy hơn là kiếp sau. Mặc dù qua những câu chuyện của kinh Bổn Sanh th́ chúng ta biết rằng có luân hồi, có đời trước có đời sau nhưng hành giả không quan trọng lắm về điểm nầy. .

 


Xem Tiếp:Người niệm Phật cầu sanh về tịnh độ,

Trầm Tư Sanh Tử -Mỗi Ngày chiêm nghiệm một câu về Sự Chết


TT Giác Đẳng - Kinh Pháp Cú kệ ngôn 16

Có thể qúi Phật tử thường nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta là một sự cộng trừ nhân chia, nếu muốn đánh giá một người nào thì phải đánh giá toàn diện đời sống của họ chứ mình không thể nói một giai đoạn được hay một lúc được. Tuy vậy theo trong kinh Phật thì nghiệp báo có những giai đoạn đặc biệt quan trọng hơn những giai đoạn khác, trong những giây phút sau cùng gọi là cận tử nghiệp, giây phút lâm chung nó lại là một nhịp cầu để tiếp nối cho đời sống kế tiếp, nếu chúng ta rời bỏ thế giới này trong tâm tư buồn bã hối tiếc sân hận thì tâm tái sanh sẽ như vậy, nếu chúng ta rời bỏ thế giới này bằng tâm tư trong sạch tốt đẹp thì nó ảnh hưởng đến chúng ta một cách khác.

Ngài Bhuddaghosa ví dụ trong cuốn Thanh Tịnh Đạo: một chuồng chứa đầy bò khi mở cửa thì con bò nằm gần cửa nhất sẽ đi ra trước nhất. Một người hiểu đạo thường trong giây phút lâm chung đa phần là người ta thường có được sự hộ niệm, có sự trợ duyên để giữ được tâm trong sạch, ở giờ phút đó khi đối diện với cái chết những trạng thái thường đến với chúng ta là sự sợ hãi phải đối diện với tử thần hay là sự tiếc nuối tài sản hay quyến luyến con cái, hoặc giả chúng ta buồn bực bởi vì việc đó người ta không làm theo y’ mình v.v…. thì phải nói rằng trong cơn bịnh hoạn, trong lúc chúng ta sắp chết thường là chúng ta rời bỏ thế giới này sau một lúc vật vã với bịnh hoạn của cơ thể lúc bấy giờ tâm tư của chúng ta thường rối loạn, có khi sợ hãi,có khi rất phiền muộn.


Xem Tiếp:Trầm Tư Sanh Tử

Bài Học Từ Sự Chết

Ḥa Thượng Silananda
Tỳ Kheo Khánh Hỷ soạn dịch

Hôm nay, tất cả các bạn tụ họp trong giảng đường này để hồi hướng công đức đến những thân nhân quá văng, nhưng trước hết chúng ta phải biết sự chết là ǵ.

Theo nghĩa thông thường chết là chấm dứt cuộc sống. Và v́ cuộc sống, bản thân nó, là giả tạm, nên sự chết cũng vậy. Những ai đă qua đời th́ cũng đang sống đời sống mới của họ. Sự sống đi liền ngay sau sự chết. Người sống đời sống mới này cuối cùng sẽ gặp cái chết trở lại. Sau khi chết có tái sanh, rồi lại chết, lại tái sanh... cứ như thế tiếp diễn măi. Đó là điều mà chúng ta gọi là ṿng tái sinh (Samsara, Ta bà) sinh, sinh, tử, tử... vô cùng vô tận

 


Xem Tiếp:Bài Học Từ Sự Chết,

Già Và Chết

Ḥa thượng P.A. Payutto -

Mỹ Thanh dịch

Già và cái chết là những hiện tượng thiên nhiên. Theo quy luật thiên nhiên, tất cả các sự vật duyên khởi đều vô thường và phải bị biến đổi, tùy thuộc vào sự chi phối của nguyên nhân, và điều kiện. Bắt cứ cái ǵ có khởi đầu đều phải có kết thúc.

Đời sống của tất cả chúng sinh, sau khi được sanh ra là phải chịu biến đổi vơí sự kiếm khuyết của các giác quan. Cái chết chỉ là một sự thay đổi, sự chấm dứt đời sống ở nơi nầy; sự tan ră của các tế bào, sự vất bỏ của thân xác nầy. Mặc dầu theo luật thiên nhiên, Già và Chết là một sự thật hiển nhiên của đời sống con người. Trên mặt tâm lư, thường th́ Già và Chết tượng trưng cho sự mất mát, hết hy vọng, một ngă rẻ đi vào bóng tối với sự hiện diện của sợ hăi, lo lắng. Dù vậy, tuổi già cũng có thể là một cơ hội để "trưởng thành", và cái chết là một sự giải thoát. Ít ra, một người khi có được đời sống tốt đẹp và có ư nghĩa; lúc chết ít nhất cũng sẽ không bị hoang mang mà c̣n có thể được giải thoát ngay lúc ấy.

 


Xem tiếp: Già Và Chết


 

 


 




 

 

Ban Biên Tập dieuphap.comHoan hỉ đón nhận những ư kiến, tài liệu cũng như bài viết. Mọi lin lạc xin gởi về email: minhhanh49@yahoo.com

 

 

. Đề ÁN THÁNG TRƯỚC

LƯU TRỮ

free counters

Trinh Bay:Minh Hạnh và Nguyễn Văn Ḥa

Trở về Trang chinh

Đầu trang