| |  dieuphap.com  |   Ch́a Khóa Học Phật  |  Tu Hoc  | Video | H́nh Ảnh |Pháp Âm | | 

     

 ĐỀ ÁN THÁNG SÁU -2010

 

 T́nh Thương

Keep love in your heart. A life without it is like a sunless garden when the flowers are dead. - Oscar Wilde


Giữ t́nh yêu trong trái tim của bạn. Một cuộc sống mà không có t́nh yêu giống như khu vườn hoa không mặt trời lúc đó những cánh hoa tàn úa.

     


Bảy Bước Yêu Thương - Đức Dalai Lama 

Khi tôi nói về ḷng yêu thương và ḷng từ bi, tôi muốn nói về chúng không phải từ góc độ tôi là một tín đồ Phật giáo, cũng không phải từ góc độ tôi là một người Tây Tạng, cũng chẳng phải tôi là một con người b́nh thường như bao người đang nói chuyện với người khác. Tôi hy vọng rằng từ giờ này trở đi bạn sẽ nghĩ về chính ḿnh trong vai tṛ là một con người như bao người khác, chứ không phải là một người Mỹ, một người Á châu, một người Âu châu, một người Phi châu, hoặc là một thành viên của bất kỳ một quốc gia nào. Ḷng trung thành với tổ quốc chỉ là thứ yếu. Nếu bạn và tôi cùng chia sẻ một nền tảng cơ bản, nếu bạn và tôi đều là những con người th́ chúng ta sẽ giao kết cùng nhau dựa trên nền tảng cơ bản đó. Nếu tôi nói rằng : “ Tôi là một thầy Tăng” hoặc “Tôi là một tín đồ Phật giáo” th́ tất cả những điều này, khi đem so sánh với nền tảng cơ bản chung của chúng ta, từ nền tảng này ma tất cả mọi người chúng ta đều được lớn lên từ đó. Bạn được sinh ra là một con người và điều đó không hề thay đổi măi cho đến khi bạn qua đời. Tất cả mọi vấn đề khác – cho dù bạn có giáo dục hay không có giáo dục, dù bạn già hay trẻ, dù bạn giàu hay nghèo – chỉ là những thứ yếu.

Xem Tiếp


Thương Yêu và Từ Bi - Ven. Bhikkhu Bodhi

Nguyễn Văn Ḥa chuyển ngữ

Thương yêu và từ bi là phẩm chất cần thiết đối với đặc tính cao cả của con người, và cả hai cùng có thể được coi là những năng lực rỏ ràng nhứt để phân biệt con người với loài vật, ngoại trừ đôi khi loài vật cũng biểu lộ cách cư sử tử tế đối với nhau và đối với loài người có khi c̣n hơn cả cách đối xử của con người. Trong những lời dạy của Đức Phật, t́nh yêu và ḷng từ bi được coi là nền tảng của đạo đức và là chỉ tiêu quan trọng của lời lẽ chính chắn và của hành động mực thước. Thương yêu và từ bi cũng là phẩm chất cần được phát triển trong thiền định. Kinh sách Phật giáo gọi thương yêu và ḷng từ bi là Phạm Trụ, v́ những đức tính này biểu hiện thiên tính vốn có của chúng ta, ngay cả khi chúng ta vẫn c̣n nằm trong một xác phàm. Đối với người Phật Tử t́nh yêu và ḷng từ bi nên được cân bằng với trí tuệ, với sự hiểu biết về bản chất thật sự của mọi vật, mà riêng nó vĩnh viễn có thể diệt trừ các phiền năo tinh thần ràng buộc chúng ta vào kiếp luân hồi, vào ṿng sanh tử. Nhưng thực hành thiền định hướng về thương yêu và ḷng từ bi làm tâm trí được thanh tịnh tránh khỏi những cảm xúc nông nổi như oán hận, ác độc, hung dữ, và lạnh lùng, gây đau khổ cho chính ḿnh và cho người khác. Thương yêu và từ bi tạo nên sự ḥa hợp hổ tương và phá vỡ các rào cản nhốt chúng trong lồng tù của tự ngă. Bằng cách phát triển t́nh thương và ḷng từ bi, tâm hồn chúng ta có thể mở rộng và có thể tỏa ra vô số phước báu cho tất cả mọi người mà chúng ta gặp..

Xem Tiếp


Tu Tập Ḷng Từ - TT Giác Đẳng

Tất cả những vui buồn thương ghét hỉ nộ ái ố, những cảm giác trong ḷng của chúng ta có thể được phân làm hai loại, một loại gọi là hữu hạn, và một loại gọi là vô hạn hay nói theo Phật học gọi là vô lượng. Thí dụ như bây giờ qúi vị có tâm sân. Tâm sân nghĩa là ǵ? Tâm sân nghĩa là bực bội khó chịu, th́ tâm sân đó là tâm hữu hạn. Tại v́ sao vậy? Đối tượng của tâm sân là đối tượng nào đó, như ghét ai đó hay không thích vật ǵ th́ gọi là hữu hạn. Nếu tâm của chúng ta nghĩ đến đối tượng nào mà đối tượng đó hữu hạn, có giới hạn nhỏ th́ tâm của chúng ta gọi là tâm hẹp. Và tâm của chúng ta nghĩ rộng th́ gọi là tâm quảng đại. Do vậy Đối tượng rất là quan trọng.

Cũng như vậy, chúng ta đang ngồi tất cả tại đây, nếu có người nào đó ngồi gần mà vô t́nh họ đụng chúng ta, chúng ta lấy chuyện đó làm phiền phức, th́ phiền phức đó chỉ nhắm vào một công việc duy nhất, nhắm vào đối tượng duy nhất là có ai đó đă đụng ḿnh làm ḿnh phiền, và chuyện đó làm chúng ta phiền năo, đó gọi là cách nghĩ hẹp ḥi. Nhưng cách nghĩ rộng lớn là chúng ta nghĩ rằng; "À, đông người th́ không ít th́ nhiều có người này làm phiền người kia, chúng ta đến đây chỉ để học Phật pháp thôi." Th́ như vậy trong cách nh́n của đời sống có cái nh́n rộng và cái nh́n hẹp, cái nh́n càng rộng th́ chúng ta càng an lạc, cái nh́n càng hẹp th́ chúng ta càng phiền toái. Tại v́ sao vậy? Tâm của chúng ta giống như con cá, nếu con cá để trong cái chén hay trong một ly nhỏ th́ nó khó chịu, nhưng thả trong biển khơi th́ nó rất hoan hỉ. Như vậy th́ điểm đó, hướng tâm đó Đức Phật gọi là an trú. An trú có nghĩa là ǵ là đặt tâm ḿnh vào đối tượng nào đó, và khi đặt tâm vào đối tượng hẹp th́ tâm của chúng ta trở nên bực bội, và đặt đối tượng rộng th́ trở nên an lạc.

Xem Tiếp


Tu Tập Ḷng Từ - Sáu hạng người không nghĩ đến -TT Giác Đẳng

Chúng ta nên biết sự lợi ích của kham nhẫn và thấy sự nguy hiểm của sân hận. Trong giai đoạn sơ cơ mới tu tập sáu hạng người không nên nghĩ đến.
1/ Hạng người chúng ta phật ḷng.
2/Hạng người chúng ta yêu mến
3/Hạng người chúng ta dửng dưng
4/Hạng người là kẻ thù
5/ Người khác phái
6/ Một người đă chết.
Tại sao đối với một người đă chết, chúng ta không thể tu tập tâm từ trong giai đoạn này. Tại v́ giữa người chết với chúng ta có một khoảng cách quá lớn. Tục ngữ có câu “ Bà con xa không bằng láng giềng gần” “ Xa mặt cách ḷng”. Ví dụ người bạn gần nhà ḿnh cần ǵ , chúng ta có thể đến giúp năm ngày bảy ngày. Nhưng thân nhân ở Việt Nam có khi cả tháng, gửi một món quà đi cũng không có th́ giờ. Tại sao vậy? Người ở gần làm cho chúng ta có tâm gắn bó hơn người ở xa, do vậy xa mặt cách ḷng, huống chi là thế giới này với thế giới khác. Do vậy nghĩ đến người đă chết khôngcó lợi trong giai đoạn sơ cơ để tu tập..

Xem Tiếp


Tu Tập Ḷng Từ - Thanissaro Bhikkhu

Minh Hạnh chuyển ngữ

Nếu bạn có người thân hay người bạn đang bị bệnh hay sắp lâm chung, tôi biết rằng không ai có thể khuyên bạn đối xử với họ một cách sắt đá vô t́nh. Mọi người đều đồng ư là nếu có thể bạn nên có ḷng từ bi càng nhiều càng tốt. Vấn đề là có rất ít thoả thuận về làm thế nào ḷng từ bi chuyển thành hành động cụ thể. Đối với một số người, ḷng từ bi nghĩa là kéo dài sự sống thêm càng lâu càng tốt; với một số người khác, từ bi có nghĩa là chấm dứt sự sống –thông qua việc tự tử với sự hay trợ tử– khi phẩm chất cuộc sống giảm xuống dưới một mức nhất định. Không một nhóm nào trong hai nhóm thấy nhóm bên kia là từ bi cả. Nhóm thứ nhất thấy nhóm thứ hai là tội phạm; nhóm thứ hai nh́n thấy nhóm thứ nhất là nhẫn tâm và độc ác.

Mời Xem tiếp


Không thương th́ như gỗ đá sao? - TT Giác Đẳng

chữ thương ở đây phải được hiểu như một cách, nếu mà hiểu thương trong nghĩa t́nh thương bao la, th́ tâm từ và tâm bi chẳng hạn. Nhất là tâm từ, nó là đặc tính của một con người sống cao thượng, và đó là thứ t́nh thương mang tánh cách rộng lớn không có hạn cuộc, không có vị ngă, không có ích kỷ, th́ t́nh thương đó không thể làm cho con người trở thành gỗ đá được.

Khi chúng ta nói chữ thương nên từ bỏ đó là ḷng thương ích kỷ.

Ví dụ như ngay trong t́nh vợ chồng, ngay cả trong t́nh bạn. Nghĩ rằng ḿnh thương vợ thương chồng, thương t́nh nhân, thương bạn bè, thương cha, thương mẹ rất nhiều. Nhưng k thật th́ đa số những t́nh thương này mang tánh cách ích kỷ, ḿnh thương người đó tại v́ người đó có một số điều kiện, người đó lo lắng cho ḿnh, người đó có một ngoại h́nh thế này, ngoại h́nh khác, người đó có cái duyên dáng như thế kia, như thế nọ, nó có đủ khả năng hấp dẫn quyến rủ, lôi cuốn chúng ta khiến cho chúng ta khởi lên ḷng thương.

Nhưng nếu mà người đó rất b́nh thường không đạt được yêu cầu mà chúng ta đưa ra, th́ thật sự chúng ta không c̣n thương nữa, t́nh thương đó hàm ư nghĩa của sự vị kỷ.

Xem Tiếp


Thương và Ghét – TT Giác Đẳng

Nói đến đời sống cảm xúc th́ phải nói rằng chúng ta ít khi nào có được một thứ ǵ mà nó chỉ có một mặt hay chỉ một chiều thôi. Giống như hai mặt của một đồng tiền, khi nói đến đồng tiền th́ nó có mặt này và mặt kia. Và nói đến thương ghét, đẹp xấu, hay dở, th́ hầu như những thứ này nó thường hay đi song song với nhau.

Trong cách nói khác th́ chúng ta có thể khẳng định được rằng, hể chúng ta càng ưa thích với cái đẹp th́ chúng ta cũng dễ dàng cảm thấy bất măn với cái không đẹp, cảm thấy không hài ḷng, và cảm thấy có thể trở nên phẫn nộ với cái ǵ mà nó ngược lại.

Bài kệ này nói đến các vị thánh nhân, các Ngài như cánh chim trời, vụt bay trên không, không để lại dấu vết. Và bản tâm của các Ngài là bản tâm tĩnh lặng, tĩnh lặng đến nỗi không c̣n điều thương và điều ghét nữa, nó là một gợi ư rất quan trọng cho mỗi chúng ta.

Giống như quả lắc đồng hồ, hễ nó đi về bên trái được th́ nó sẽ đi về bên phải, đi về bên phải được th́ nó đi về bên trái được. Chúng ta lấy một cây tre mà có độ giăn, rồi chúng ta kéo xuống về bên phải được th́ khi buông tay ra nó sẽ đi về bên trái, chứ nó không thể nào đứng yên ngay ở giữa, hễ chúng ta kéo về bên phải nhiều bao nhiêu th́ nó quật ngược về bên trái càng mạnh bấy nhiêu.

 

Xem Tiếp


Sự nhất quán giữa ḷng đại bi và đại trí - ĐĐ Uyên Minh

Ở trong cái nh́n của Đạo Phật nói chung và suy tư của bậc thánh nói riêng, theo trong kinh điển th́ rơ ràng vạn pháp vốn chỉ tồn tại trong từng sát na một, qua h́nh thức tiếp nối với nhau bằng sự tác động của vô số nhân duyên, và mỗi thứ như : vạn pháp hữu vi như huyễn, như mộng, như bào ảnh. Th́ cái nh́n trí tuệ này hoàn toàn không có cái ǵ là mâu thuẫn, đối lập lại với cái nh́n hiếu sinh, hay đức từ bi của người tu hành cả.

Bởi v́ chúng ta suy cho cùng chính v́ thấy rơ được cái thọ mạng của muôn loài vốn mong manh, càng thấy nó mong manh th́ ḿnh càng có cơ hội đễ phát khởi cái bi tâm hơn. Bởi v́ chúng ta cũng thấy rằng đối với một người có nếp sống b́nh tỉnh chúng ta sẽ thấy rằng, chúng ta càng phải thương yêu nhau nhiều hơn khi cơ hội tương phùng tái ngộ giữa người và người, giữa chúng sanh và chúng sanh rất là hiếm hoi.

Chúng ta c̣n nhớ một nhà thơ Thanh Tâm Tuyền có một câu nghe rất là thế tục, nhưng nó rất Phật Giáo đó là “Ôm em trong tay hôm nay mà nhớ em ngày sau”. Có nghĩa là chúng ta có nhau bây giờ đó, nhưng mai mốt đây, một phút sắp tới nữa đây chúng ta không c̣n nhau nữa.

Như vậy th́ càng hiểu được vạn pháp là mong manh, chúng ta phải trân quí sự tồn tại, sự tương phùng, sự tao ngộ, sự gần gủi, sự thân thiết với nhau hơn, cho dù đó là con ong cái kiến, một cành hoa, một cọng cỏ đi nữa th́ mỗi thứ nó tồn tại ở trên đời này nó chỉ là một nhân duyên, hoặc do một số nhân duyên tác động nào đó, rồi từ đó chúng ta chia tay nhau mà đi, và chúng ta cũng nhớ rằng tất cả giây phút trong cuộc đời này, đều là những giây phút sau cùng cả, cho dù hiện giờ Uyên Minh đang nói chuyện và tất cả đại chúng đương nghe, th́ đây rơ ràng là những câu nói sau cùng của Uyên Minh và những ǵ quí vị đương nghe Uyên Minh là những lần lắng nghe sau cùng.

Xem Tiếp


 

 

 

Ban Biên Tập dieuphap.com Hoan hỉ đón nhận những ư kiến, tài liệu cũng như bài viết. Mọi liên lạc xin gởi về email: minhhanh49@yahoo.com

 

 

. Đề ÁN THÁNG TRƯỚC

LƯU TRỮ

free counters

 

 

 

>> Top       | E-Từ Điển | Việt Unicode | Chuyện Thiền| Phật Ngôn | Chùa Nguyên Thủy |  |

               

dieuphap.com 

 Email: minhhanh49@hotmail.com  - Website: www.dieuphap.com

Copyright ©2002 dieuphap.com,  All rights reserved 

HTML Counter