A-TỲ ĐÀM NGÀY 19/ 11
A Tỳ Đàm, Bài 16 Ngày 19 tháng 11 năm 2004
Chánh Hạnh chuyển biên &
Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài 16
Nhóm Thuộc Tánh Tịnh Hảo
Tâm Sở Tịnh Hảo (Sobhanacetasika)
Nhóm Thuộc Tánh Tỉnh Hảo
Tâm sở tịnh hảo là những thuộc tánh tốt đẹp, tạo nên những tâm tịnh hảo (sobhanacitta) như tâm thiện, tâm quả hữu nhân và tâm tố hữu nhân. Tâm sở tịnh hảo thuộc về hành uẩn. Gồm 25 thứ, được chia thành 4 nhóm:
16. I . 16 & 17 Thuần Thân và Thuần Tâm (Kāyapaguññatā – Cittapaguññatā):
TT Giác Đẳng :Hôm nay chúng ta tiếp tục đi qua một số các thuộc tánh của tâm và những thuộc tánh này gọi là tịnh hảo. Hoà thượng Minh Châu gọi là tịnh quang, một thuộc tánh được xem như tốt đẹp. những thuộc tánh làm cho tâm trở nên tốt đẹp, có thể nói hết sức trong sáng.
Khi chúng ta đọc qua một số những tâm tịnh hảo biến hành: ví dụ như tín,niệm, tàm, quư, vô tham, vô sân, hành xả, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm. Bốn pháp cuối là bốn pháp của ngày hôm nay. Ở đó cho chúng ta một số những điểm hết sức quan trọng, là tại sao trong đời sống hằng ngày có thể làm cho tâm thiện được sung măn, tâm thiện đựợc đầy đủ, th́ chúng ta cần có một số những huấn luyện, một số áp dụng trong đời sống của ḿnh.
Có đôi lúc nó là ṿng tṛn, chúng ta thường thấy thế giới của chúng ta, thế giới của a-tỳ-đàm dường như rất là lẫn nhau. Đôi khi nó lại trả cho chúng ta những khái niệm vô cùng căn bản. Từ A-tỳ-đàm chúng ta có thể đọc qua kinh tạng một cách thú vị, và từ kinh tạng chúng ta có thể đọc qua a-tỳ-đàm một cách thấm thía. Có thể quư vị dạy và học a-tỳ-đàm t́m thấy điều đó nếu chúng ta so sánh.
Ngày hôm nay chúng ta học thuộc tánh thuần tâm, thuần thân, một lần nữa nói lên ư niệm hay nói lên một giá trị của một trạng thái mà chúng ta gọi là thuần tánh. Trong cái thuần tánh đó là cái ǵ vẫn được quen thuộc, vẫn được điêu luyện, vẫn được thành thạo và trong cái thành thạo này đă được Đức Thế Tôn nhắc lại rất nhiều lần trong các ví dụ của Ngài. Một trong những ví dụ mà Ngài đề cập đến, là sự thành thạo hay thuần thục. Thí dụ chúng ta được nghe một người chuyên làm về xe, khi đươc hỏi về xe th́ tự nhiên có thể trả lời một cách thoải mái, v́ người đó đă quá thành thục trong ngành xe.
Chúng ta cũng có những ví dụ khác, như một con tuấn mă được dâng đến nhà vua. Cái giá trị của con tuấn mă đó là nó được huấn luyện một cách rất đầy đủ. Những khái niệm như vậy không khó t́m thấy ở trong những bản kinh tạng. Trong a-tỳ-đàm nó lại mở ra cho chúng ta nghĩa khác về tâm lư. Những sự việc này có giúp ích cho tâm lư của chúng ta thế nào? Việc mà TT Trí Siêu thường cố gắng làm ở tại đây là vừa giảng giải trạng thái của các thuộc tánh trong ư nghĩa nguyên sơ của nó, không pha lẫn với kinh tạng, và đồng thời cũng có thể xử dụng kinh tạng như những khái niệm đơn thuần để đưa chúng ta vào những khái niệm hết sức chuyên môn của a-tỳ-đàm. Riêng bài học này kính xin TT Trí siêu giảng thêm khía cạnh khác của thuộc tánh tịnh hảo biến hành, mà chúng ta tin rằng nó sẽ là đề tài lớn có nhiều bổ ích cho lớp ngày hôm nay. Đôi lúc chúng ta học về những tâm sở tịnh hảo biến hành. Trong suốt các tâm sở tịnh hảo có những thuộc tánh biến hành. Nếu chúng ta vừa nghe chúng ta thấy khái niệm mang tính đạo đức, và nó đưa chúng ta trở về với những lời giảng có vẻ là như của kinh tạng. Thế nhưng những yếu tố này, lại đặc biệt nêu lên những đặc trưng về những trạng thái hết sức cần thiết của một tâm tịnh hảo.
Chúng tôi nhớ có một người nói rằng có hai nhà văn có tài. Một nhà văn khi diễn tả một người thông minh, th́ người đó không dùng quá nhiều từ thông minh, mà nguười đó chỉ nêu lên một số chi tiết, một số cá tính, một số hành động để khi chúng ta đọc vào chúng ta nhận ra người đó thông minh, và không cần nói người đó thông minh, Lấy ví dụ như khi người ta đọc truyện Kim Dung, thấy một cô gái liến thoắn thông minh, mà không cần dùng những chữ đó để tŕnh bày. Lại có một số người khác khi nói về con người thông minh, th́ họ chỉ biết người đó thông minh, nhưng người đó không diễn tả được điều ǵ để chúng ta thấy người đó là thông minh hết .
Có rất nhiều khái niệm về thiện, ở đây chúng ta không nói về thiện, mà chúng ta nói về tịnh hảo. Tức là cái gi` tốt, cái ǵ tích cực, cái ǵ làm cho tâm được trong sáng.
TT Trí Siêu: Ngày hôm nay chúng ta học về a-tỳ-đàm với những thuộc tánh tịnh hảo biến hành và một cặp tâm sở là thuần thân và thuần tâm (TT&TT) Ka`yapaguññata` - Cittapaguññata` Đây là hai thuộc tánh nó cũng cùng một trạng thái, cùng một chức năng, và giá trị của hai tâm sở này đối với tâm tịnh hảo, th́ cũng giống như những cặp tâm sở chúng ta học vừa qua, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm. Tâm tịnh hảo được sanh khởi , nó có một cấu trúc hoàn mỹ và sự hoàn mỹ đó là do nhờ những thuộc tánh tịnh hảo biến hành .
Hai tâm sở thuần thân và thuần tâm có đặc tính cấu tạo một tâm tịnh hảo cho được hoàn mỹ, cũng giống như bao nhiêu tâm sở tịnh hảo biến hành khác, như tịnh thân, tịnh tâm, thích thân, thích tâm, nhu thân, nhu tâm, khinh thân, khinh tâm, thích thân, thích tâm.
Trạng thái của TT&TT Ka`yapaguññata` - Cittapaguññata` làm cho thuần thục bốn danh uẩn.
Ka`yapaguññata` là tính năng làm cho thuần thục thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn
C̣n Cittapaguññata` là tính năng làm cho thức uẩn được thuần thục.
Thuần thục cái ǵ? Đó là thuần thục trong việc biết cảnh. Cái khả năng biết cảnh hết sức điêu luyện bén nhạy . Ở đây khi chúng ta học về tâm sở thuần thân, thuần tâm.
Trước hết chúng tôi tŕnh bày về ư nghĩa thuần tuư nguyên sơ của hai tâm sở này khi phối hợp với tâm. Một trạng thái tâm bất thiện v́ không có những tính năng thuần thục trong việc biết cảnh, cho nên có đôi khi những tâm bất thiện này nó biết cảnh một cách bệnh hoạn, mà chúng ta gọi là tư tưởng bệnh hoạn. Luôn luôn tâm bất thiện biết cảnh bằng những sự thái quá bất cập hay cực đoan.
Trong khi đó th́ tâm tịnh hảo nói chung, và tâm thiện nói riêng, v́ có được hai thuộc tính thuần thân, và thuần tâm cho nên có thích hợp với công việc làm cho thuần thục. Khi một người khởi lên tâm tham đối với cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc v.v.. th́ tâm tham đó nó biết cảnh một cách thô tháo chớ không có một sự tế nhị, và nó biết cảnh một cách vụng về, nó có sự say mê quá đáng, đắm nhiễm quá đáng hay cố chấp qúa đáng, dính mắc một cách quá đáng. Hoặc dùng tâm sân để biết cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, mà bất toại nguyện, nghịch ư, th́ lúc bấy giờ tâm sân đó nó đối kháng với cảnh một cách thô tháo v.v..
Th́ như vậy trong trường hợp này chúng ta thấy rơ trạng thái tâm bất thiện, v́ nó không có tính cách thuần thục, bén nhạy điêu luyện, cho nên nó biết cảnh một cách vụng về như vậy, trong khi đó tâm tịnh hảo nói chung, và tâm thiện nói riêng, biết cảnh một cách hết sức khéo léo và thuần thục điêu luyện.
Sự thuần thục của thân và tâm khi biết cảnh cần phải hiểu rằng đó là do nơi chức năng của hai thuôc tánh tâm sở thuần thân thuần tâm. Thí dụ như một người khi họ bị bệnh, lúc bấy giờ cơ thể của họ bạc nhược yếu đuối, bước đi của họ kéo lê lết chậm chạp, tay chân của họ cử động một cách nặng nề khó khăn, con mắt của họ không có sự linh họat, lời nói của họ phều phào không được lanh lẹ trong trẻo. Đó là người bệnh hoạn, cái sự bệnh hoạn đó làm cho thiếu đi sự thuần thục tinh nhạy. Sự bệnh hoạn của thể xác làm cho các oai nghi không có sự thuần thục không có sự điêu luyện, không có sự linh hoạt.
Sự bệnh hoạn của tinh thần cũng vậy, nó làm cho tâm biết cảnh thô tháo vụng về không có sự thuần thục.
Để có được trạng thái thuần thục này, th́ cần phải diệt trừ thái độ bệnh hoạn của tư tưởng, phận sự của thuần thân thuần tâm là dẹp trừ trạng thái bệnh hoạn đó.
Sự thành tựu hay hiện bày của tâm sở của hai thuộc tánh thuần thân và thuần tâm làm cho tâm và tâm sở không có sự bệnh hoạn, làm cho khoẻ mạnh. Khi chúng ta làm công việc ǵ mà chúng ta có sự khoẻ mạnh, th́ lúc đó hành động chúng ta đi đứng hoặc nằm ngồi, hay cử chỉ oai nghi mắt nh́n hoặc tai nghe có sự thuần thục. Khi một người thợ lành nghề bị bệnh th́ lúc đó không khéo tay được. Sự khéo tay chỉ có khi người thợ khoẻ mạnh. Cũng như thế tư tưỡng của chúng ta hễ khi nào được trang thái TT&TT th́ bấy giờ tư tưởng này mới nhạy bén và linh hoạt. Đó là ư nghĩa nguyên sơ của hai thuộc tánh này đặc biệt như thế.
Từ tính năng của TT&TT từ đó chúng ta có thể giải thích thêm, mở rộng thêm về ư nghĩa này qua hai khía cạnh :
1/ Đối với người tu tập mà họ thường xuyên khởi lên tâm thiện. Lâu ngày việc thiện đó đối với họ quá thuần thục. Tất nhiên sự thuần thục này chúng ta có thể nói theo ư nghĩa khía cạnh của duyên hệ đó do thường cận y duyên Pakatu`panissayapaccayo
Nhưng thường cận y
duyên do thói quen đó, c̣n tuỳ thuộc tính năng của
tâm sanh, v́ rằng tâm sanh là tâm thiện, nó sanh khởi liên
tục nhiều lần trong suốt thời gian dài, th́ trong
tâm thiện đó nó đă có tính chất thuần thân
thuần tâm rồi. Cho nên một người làm thiện
nhiều lần giữ giới nhiều lần hay tinh
tấn tu tập thiền định, th́ sau đó
đối với họ những công việc này thực
hiện không phải khó khăn. Chúng ta
gọi đây là một sự thuần thục trong
thiện pháp.
Bởi vậy cho nên chúng ta không phải tu tập một lần là đủ, chúng ta cần phải tu tập nhiều lần, chúng ta mới có thể thành thục trong thiện pháp. Sự tu tập nhiều lần nhiều ngày để làm cho tâm được thuần thục trong công việc, đó là ảnh hưởng bởi thường cận y duyên . Tâm trước trợ tâm sau, rồi tâm sau trợ tâm sau nữa, cứ như thế lâu ngày nó sẽ thuần thục chúng ta gọi đó là thường cận y duyên.
Chúng ta lại có thí dụ khác một người viết chữ. Lúc c̣n nhỏ tay chân đứa bé chưa được thuần thục nên viết chữ không khéo, cua ḅ nguệch ngoạc, mặc dù có thể nó tập đồ viết chồng lên chữ mẫu đă viết sẵn. Theo thời gian với sự học liên tục, phải viết chữ viết liên tục, lập đi lập lại rất nhiều lần, tăng tốc độ viết dần. Chữ viết v́ quá thuần thục cho nên chữ bén nhạy một chút. Dựa vào trường hợp này chúng ta có thể hiểu đượ,c là đối với một người khởi lên tâm thiện, nếu lâu lâu họ mới đi chùa lâu lâu họ mới khởi lên tâm làm phước, th́ sự làm phước của họ rất vụng về hoặc là nó không khắng khít lắm.
Nhưng một người cứ để cho tâm thiện sanh khởi liên tục th́ tính chất thuần thục của tâm thiện đă mănh liệt, th́ lúc bấy giờ người này nói cũng có thể nói bằng tâm thiện, hành động cũng hành động bằng tâm thiện, tư duy cũng tư duy bằng tâm thịên. Người này không c̣n xa lạ ǵ đối với thiện pháp. Đó là do nơi sự thuần thục trong thiện pháp
2/ Thái độ TT&TT có tính năng là làm cho người ấy có sự khéo léo thiện xảo trong nghề nghiệp cũng như thiện xảo trong pháp môn tu hành. Nó làm cho một người trở nên khéo léo và thuần thục. Chúng ta muốn biết một người có thuần thục tâm thiện hay không, th́ chúng ta hăy để ư nếu như trong những trường hợp trái ư nghịch long, mà một người họ vẫn giữ được tư tưởng và họ quán sát pháp kịp thời, suy niệm pháp kịp thời để họ có thể tu tập về hạnh nhẫn nại, hay hành xả hay rải tâm từ tâm bi v..v.. đến chúng sanh khác. Th́ rơ ràng người này tu tập thuần thục mới có khả năng bén nhạy như vậy. C̣n một người chưa có khả năng thuần thục th́ lúc nào cần thiết hoặc khi nào có người rủ th́ lúc đó họ làm thiện, nhưng rồi sự làm thiện của họ cũng chóng tiêu tan đi. Tâm thiện của họ không kéo dài đuợc bởi v́ nó không có sự thuần thục. Lại nữa khi người tu tập thuần thục về thiện pháp, th́ người này tâm thiện phát sanh đến họ rất dễ, trong khi đó th́ tâm bất thiện khởi sanh khó, chúng ta gọi là tính nết quen đạo đức. Đó là vấn đề hết sức quan trọng.
Chúng ta nên biết rằng mặc dù mỗi một tâm thiện sanh khởi trong đó đều có chức năng của TT&TT nhưng với trạng thái này th́ nó chỉ mới làm cho tâm và tâm sở được điêu luyện đối với việc biết cảnh mà thôi từng sát-na như thế đó chứ không giải quyết vấn đề tu tập trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng nếu như người này thườmg xuyên tu tập về những thiện pháp và lâu ngày khiến cho được thuần thục để có tâm thiện.
Có một câu chuyện ông
“ Tôi bắn như vậy dỡ lắm sao, mà bác cười ?”
Ông lăo bán dầu nói rằng :
“ Không phải là dỡ mà điều đó có nghĩa rằng đă quá thuần th́ đương nhiên bắn là trúng thôi “
Nói xong ông ta đặt gánh dầu xuống và lấy đồng xu có lổ nhỏ bằng đầu đũa trên đó. Ông ta mới lấy dầu rót qua lổ nhỏ trên đồng xu , phía dưới hứng dầu bằng một cái chai. Ông ta đổ hết 1 lít dầu mà trên mặt đồng xu không dính dầu loang ra. Ông Newton tấm tắc khen ngợi th́ ông lăo bán dầu nói:”
“ Đó chẳng qua là thuần thục thôi. Tôi bán mỗi ngày đong riết rồi quen tay “
Đối với công việc b́nh thường nếu chúng ta đă quen tay th́ nó sẽ có hiệu quả tốt đẹp. Trong việc tu tập cũng vậy nếu chúng ta có được thuần thục trong thiện pháp th́ phải nói rằng đó là một điều đem lại lợi ích cho chúng ta rất nhiều, từ chuyện bố thí cũng phải thuần thục tâm, giới cũng phải thuần thục tâm, tu thiền cũng phải thuần thục tâm và làm các công đức phước báu khác như là cung kính hay phục vụ v.v..cũng phải thuần thục cả.
C̣n khi chúng ta không có thường xuyên sanh khởi tâm thiện, và không có gặt hái nhiều tâm thiện, có thuần thân thuần tâm, th́ lúc bấy giờ tâm thiện lâu lâu đối với người đó mới đột xuất sanh khởi, th́ mặc dầu trong tâm thiện có thuần thân thuần tâm, nhưng nói rộng ra bên ngoài th́ người này vẫn c̣n có sự vụng về chứ không phải khéo léo.
Việc tu tập của người Phật tử chúng ta, th́ đối với thiện pháp nó cũng giống như chữ viết, mà chúng ta viết quen tay, viết thuần thục th́ chữ viết sẽ đẹp. Hoặc c̣n có nhiều thí dụ khác để cho chúng ta thấy ư nghĩa vai tṛ quan trọng của thuần thân thuần tâm .
Người Phật tử chúng ta luôn luôn lúc nào cũng cần phải trau dồi những thiện pháp để chúng ta có được sự thuần thục. Ít nữa trong một ngày chúng ta cũng phải dành thời gian khoảng 20’ hoặc 30’ để chúng ta thiền định , tỉnh toạ rồi chúng ta suy nghĩ về những lư pháp lâu ngày nó sẽ được thuần thục.
Có những người họ không nghĩ đến điểm này, họ thỉnh thoảng làm thiện, nó không có được thuần thục do vậy cho nên trong giờ phút lâm chung khó có thể nhắc nhỡ được bởi v́ họ thiếu sự thuần thục của thiện pháp, bấy giờ có nhắc nhở cũng không lănh hội một cách kịp thời. Trong khi một người họ đă tu tập thuần thục. Quán niệm đề tài thiền quán một cách thuần thục, khi người đó lâm chung tâm thiện dễ dàng phát sanh lên bởi v́ nó đă có sự thuần thục rồi. Bởi thế khi chúng ta học về a-tỳ-đàm chúng ta nhận thức một cách sâu sắc về những ư nghĩa có liên quan đến thực tính , liên quan đến tục đế , liên quan đến đời sống thường thức. Từ chỗ đó mà chúng ta phát sanh ra đây một điều thú vị đem lại lợi ích cho chúng ta rất nhiều . Có những người họ chỉ biết làm thiện khi nào có người khác nhắc nhở, hoặc thỉnh thoảng lâu lâu họ tuỳ hứng họ làm thiện sự, th́ thiện pháp đó biết đời nào kiếp nào họ thuần thục cho được. Người quen xả tài bố thí cho nên đối với họ việc xả tài bố thí không phải là điều khó nữa. Với một người b́nh thường quen keo kiết bỏn xẻn, nếu chúng ta yêu cầu họ bỏ ra ít tiền để cúng dường hay để bố thí cho những người ăn xin nghèo khổ chẳng hạn, người ấy làm rất khó. Nhưng khi đă thuần thục rồi th́ làm rất dễ.
Việc giữ giới cũng vậy hay việc tu thiền cũng vậy, Người ta có thể bỏ thời gian để ngồi tán gẫu với nhau được, nhưng người ta không thể bỏ thời gian 5’ hoặc 10’ để họ ngồi lại họ thiền định tỉnh toạ họ suy niệm về các pháp. Trong trường hợp này chúng ta thấy thuần thân và thuần tâm hết sức quan trọng .
Bài học này đă cho chúng ta một mục đích, một suy nghĩ về đời sống của chúng ta. Cái suy nghĩ đó như thế nào nếu như chúng ta đă làm thiện th́ chúng ta phải tiếp tục làm thêm như Đức Phật Ngài đă dạy trong Pháp cú kinh rằng :
Người đă làm điều thiện
Hăy tiếp tục làm thêm
Hăy ước muốn điều thiện
Tức th́ tất an lạc
Đức Phật khuyên chúng ta khi đă làm điều thiện rồi, th́ chúng ta phải tiếp tục làm thêm làm thêm nữa, để sau đó chúng ta có sự thuần thục trong thiên pháp, hoặc trong bộ kinh đức Phật Ngài có dạy rằng : “ Này chư tỳ kheo, nếu suy nghĩ nhiều về vấn đề ǵ th́ sẽ có khuynh hướng nhiều về vấn đề đó “
Đó cũng có ư nghĩa là chúng ta thuần thục tâm trong thiện pháp.
Hoặc Đức Phật Ngài cũng dạy trong Pháp cú kinh là : “ Vị tỳ kheo mến Pháp trú Pháp tâm tư hằng niệm Pháp sẽ không rời chánh Pháp “
Tại sao phải không rời chánh pháp đó là v́ trạng thái thuần thục của tâm đối với vấn đề tu tập. Hễ đă thuần thục rồi th́ khó bỏ được. Trong thiện pháp cũng vậy trong ác pháp cũng vậy. Trong ác bất thiện pháp chúng ta không xài từ thuần thục mà chúng ta phải nói là vấn đề tiêm nhiễm . Khi một người họ có thói quen nào đó th́ họ dễ dàng sanh khởi thói quen đó. Trong khi những người có thói quen làm thiện th́ vấn đề tu tập hay tạo phước đó được xem như làm cho họ trở nên có sự thuần thục trong thiện pháp, họ sanh khởi thiện pháp không phải là chuyện khó. Đó là ư nghĩa bài học ngày hôm nay và chúng tôi cũng xin đánh động với quư vị là tịnh thân tịnh tâm, khinh thân khinh tâm, nhu thân nhu tâm, thích thân thích tâm, và cho đến hôm nay chúng ta học thần thân thuần tâm, th́ tất cả những yếu tố để tạo nên tâm tịnh hảo, đương nhiên không phải chỉ có một là đủ mà nó phải có 6 cặp.
Ngày mai chúng ta sẽ học thêm phần chánh thân
chánh tâm. Nó phải có đủ 6 cặp
như vậy, và mỗi một cặp tâm sở
đều có chức năng, và nó làm cho tâm tịnh hảo
này trở nên đẹp trở nên có giá trị. Đây là điều chúng tôi muốn san xẻ cùng
đại chúng về bài học trong ngày hôm nay. Chúng
tôi xin kết thúc bài học này ở đây .