A Tỳ Đàm, Bài 15.III.4 Ngày 02 tháng 10 năm 2004

Chánh Hạnh chuyển biên  & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Bài 15

Nhóm Thuộc Tánh Bất Thiện

Sở hữu bất thiện là những sở hữu chỉ hợp với các tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được chia làm năm nhóm:

III Sở hữu Sân phần
Hối (Kukkucca)

 

 

TT Giác Đẳng : Qua lời trình bày của TT Trí Siêu chúng ta thấy rằng ngay cả những tài liệu mang tính cách truyền thống , chúng ta phải bàn rất là kỹ khi có một định nghĩa , Những luận tạng hay a-tỳ-đàm của nam truyền hay bắc truyền đi nữa thì những định nghĩa mang tính chất giới hạn về phương diện trình bày. Chúng tôi vẫn thường có cảm giác không thoải mái khi vọc vào những bộ luận thì vấn đề cần phải được mổ xẻ thường được nói đến một cách hết sức ngắn gọn .Có lẽ người ta sợ rằng  nói càng nhiều thì càng sai lạc nhưng phải nói có nhiều vấn đề không thể không nòi nhiều được. Kính bạch Sư Trưởng con người chúng ta thường làm những lầm lỗi , những sai quấy và đôi lúc trở nên rất nghiêm trọng.Tất cả các tôn giáo đều đưa ra những đề nghị những điều răn và những hướng dẫn làm sao để mình có thể đối diện với chính mình , mình có thể nhận ra lỗi của chính mình và làm ra một cái gì đó thích nghi hợp tình hợp lý khi mà chúng ta đã phạm phải điều sai quấy như vậy. Phật giáo có đề cập đến phương pháp sám hối ,Kitô giáo thì có rửa tội và một vài đạo giáo như là Hindu thì có phương pháp tẩy tịnh, tác tịnh làm thế nào đi tắm ở sông Hằng để gội rửa những phiền não đi .Phương pháp sám hối mà người Phật tử tụng kinh sám hối thậm chí có những tác phẩm như là Lương hoàn sám của Ngộ Đạt thiền sư. Những tác phẩm khi con người đọc từng trang  từng đoạn không khỏi cảm thấy sợ hãi khi mình thấy rằng quá khứ từ nhiều đời nhiều kiếp có bao nhiêu ác nghiệp bao nhiêu bất thiện nghiệp mình đã làm. Là một người Phật tử sống với Phật Pháp chúng ta nên quan niệm về sám hối như thế nào gọi là hợp cách hợp tình hợp lý và chúng ta nên sám hối như thế nào gọi là đúng theo cái nền của đạo Phật để rồi bản thân của chúng ta không rơi vào trạng thái tiếc nuối không cần thiết để chúng ta có thể tăng tiến trong thiện pháp, để chúng ta không bị diềm xuống trong niềm ân hận khôn nguôi và chúng ta có thể tiếp tục lên đường. Làm thế nào để chúng ta có thể nhìn về quá khứ như là một bài học và nó có thể là những  lương để mang theo trong tương lai được . Kính bạch Sư Trưởng chúng con muốn rời khỏi tính chuyên môn của bài học hôm nay để đi sang một đề tài liên hệ nhưng mang tính tổng quát hơn .Xin Sư Trưởng hoan hỷ cho chúng con bịết là một người Phật tử chúng ta nên nhận định như thế nào là một phương pháp sám hối được xem như là hợp tình hợp lý và nên làm nhất .Con xin cung thỉnh Sư Trưởng .

 

Sư Trưởng: Tôi xin quý vị lưu ý nếu nói về các tâm sở như là sân tật lận hối mà được phân tích như vầy tương đối chú giải có sự cố gắng bởi  vì có những trường hợp nếu so về phần căn bản trong tạng a-tỳ-đàm(Abhidhamma) khi nói đến những tâm sân có một số tâm sở lại cùng phối hợp trong khi đó lại càng đơn giản hơn nữa nhưng trong đó cũng nói thêm câu thòng thí dụ như kể một số tâm sở như tâm sân ta có xúc thọv.v.. nhưng không có nói đến tật lận hối này trong tâm đó nhưng lại có câu hay là những pháp phi sắc hay vô sắc nào tương tợ như vậy ,do đó như là cái mối mở ra để cho chú giải hay là giải thích thêm rộng .Bởi vì nếu giảng càng chi tiết nữa thì không thể nào hết ý, đơn giản như vậy mà có ba tạng , abhidhamma thì bảy bộ nếu chi tiết thì còn nhiều hơn nữa. Thực ra khi nhập đề thi  tôi cũng có nhắc câu :

                       Tri kỷ yếu nhất ngôn tri chung

                        Bất tri kỷ yếu ngôn thuyết vô cùng

Khi nắm lấy tâm sân rồi thì bất cứ trường hợp nào cũng tương tợ như vậy mà thấy nóng nảy khó chịu thì dầu sân lớn sân nhỏ cũng là sân thì có thể phân ra nhiều khía cạnh khác .Chúng ta thấy giữa duy thức học với a-tỳ-đàm, tâm sở này không giống nhau hoàn toàn có số nhiều số ít.Nếu về a-tỳ-đàm thì tâm sở tịnh hảo thiện nhiều hơn duy thức nhưng ngược lại tâm sở bất thiện thì duy thức nói nhiều hơn a-tỳ-đàm. Còn một số luận khác cũng tương tợ tâm sở không có khẳng định giống nhau .Có lẽ vì trong chánh tạng a-tỳ-đàm buổi đầu một số tâm sở được tóm tắt và chỉ tóm lược câu cuối cùng hay hoặc có một số pháp phi sắc ,như vậy trạng thái tương tợ như tôi nói có chấm lửng v.v..

 

    Trở lại câu hỏi của TT Giác Đẳng xin được giải thích thêm.Như trong chánh tạng đối với cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc hay cảnh pháp tương tợ khi mà tâm sân khởi lên như vậy. Điều này chúng ta thấy rõ trong kinh tạng Đức Phật Ngài có nói rõ: Khi mắt trông thấy sắc do nguyên nhân nào mà tham ái sanh khởi hãy từ bỏ nguyên nhân đó hay là khi mắt trông thấy sắc do nguyên nhân nào tâm sân hận khởi lên thì hãy từ bỏ nguyên nhân ấy. Cũng vậy khi tai nghe tiếng, khi mũi ngửi mù,i khi lưỡi nếm vị, khi thân xúc chạm, khi ý suy nghĩ do nguyên nhân nào, tức điều kiện nào, pháp nàp đó làm cho tham hay sân khởi lên thì hãy đoạn trừ hay là trừ bỏ những nhân duyên ấy, tránh xa nhân duyên đó  để cho tham hay sân không khởi lên.

 

           Đối với vấn đề chúng ta thấy rằng mỗi tôn giáo có hình thức tẩy trần hay là rửa tội hay là sám hối nếu nói chung chung thì như an ủi,và nếu nói gần là để tẩy xoá mặc cảm tội lỗi để có cơ hội làm lại cuộc đời. Nhưng với nghĩa là tẩy trần hay là rửa tội mà được xem như là làm những điều gột sạch tội lỗi như xuống sông tắm là hết tội, phiền não trôi hết hay làm những điều nào đó rồi trở về xin tội là hết tội.Phật giáo nếu hiểu nghĩa sám hối là hễ tới rằm hay ba mươi lúc nào sám hối thì hêt tội.Với hình thức nào để tây xoá mặc cảm tội lỗi thì dầu đó là tẩy trần dầu đó là rửa tội hay là sám hối cũng đều là đúng là tốt. Nhưng nếu xem sự tẩy trần hay rửa tội hay là sám hối để tiêu hết tội lỗi mình đã làm thì điều đó sai không đúng với chân lý.Bởi vì hình thức sám hối trong Phật giáo chỉ là để sửa đổi tư tưởng tâm tánh mà thôi.Chứ còn khi ác nghiệp đã làm rồi thì dầu có sám hối cũng không sao tránh khỏi quả. Nhưng nếu ôm ấp tư tưởng đó mãi chỉ càng tăng thêm phiền não.

 

            Làm thế nào để chúng ta đừng rơi vào tình trạng đó, thì chỉ chừng chúng ta nhớ lại tàm và quý đối với bất cứ trường hợp nào xem như ác pháp,bất thiện pháp có sự nhờm gớm, ghê sợ dĩ nhiên là phải tránh xa giống như lông gà gặp lửa thì nó co rút lại.Trạng thái này không phải như là sân nhưng mình cảm thấy ghê gớm như vật bẩn đụng vào người hay dây điện đụng vào có thể nguy hiểm mình tránh. Ý nghĩa tàm quý là như vậy.Thì đối với tội lỗi nào đó mà mình đã biết đã hiểu đã thấy thì mình nên tránh xa kể cả những điều ác quấy tội lỗi đã làm rồi bây giờ dù có than khóc thì cũng vậy nhưng mà bắt đầu làm lại cuộc đời ngay từ lúc đó. Điển hình như Devadatta, ông làm một diều tội lỗi rất nặng như làm thân Phật chảy máu, phá sự hoà hợp chúng nhưng khi ông bị đất rút thì ông cũng khơỉ lên phát nguyện là phần thân còn lại xin cúng dường đến Đức Phật.Chính nhờ vậy cũng đưa đến quả sau này ông trở thành Phật độc giác có hiệu là paccekabubbha Như vậy không phải là hối hận đâu mà là biết tội lỗi mình đã làm xái quấy thì bây giờ hối cải để làm laị cuộc đời dầu cho là phải đin vào địa ngục vô gián nhưg vẫn còn gieo được hạt giống nào đó, nhân lành nào đó để trong tương lai có thể phát triển lên có thể giải thoát giác ngộ. Kể cả A-xà-thế giết cha mà phạm ngũ nghịch vô gián như vậy, sau này đến xin Đức Phật sám hối để làm lại cuộc đời thì trong lúc đó A-xà-thế cũng được những ngày tháng tương đối thoải mái tâm tư bớt dằn vặt hơn trước khi bị con giết và nhờ như vậy hướng đến việc kết tập tam tạng hộ trì tam bảo v..v.  Nhờ đó nhẹ được một phần tội thay vì phải đoạ vào địa ngục vô gián thì chỉ vào địa ngục đồng sôi ít khổ hơn và thời gian ngắn hơn.

        Bất  cứ trường hợp nào khi biết đã làm lỗi, nhất định nghiệp tà cho quả nhất định, sám hối thì bớt những nghiệp khổ. Nhưng không vì như vậy không làm những việc thiện không làm những gì vớt vát được trong tương lai. Đây là sự góp ý của tôi .