A Tỳ Đàm
Giảng Giải và Thảo Luận
A Tỳ Đàm và ḍng lịch sử đạo Phật
A Tỳ Đàm, Bài 1
Ngày 26 tháng 3 năm 2004
Minh Hạnh thực hiện, Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính đảnh lễ TT Trí Siêu và Chư Tôn Đức, kính thưa quí Phật tử . Quí vị sẽ ngạc nhiên tại sao phần khai giảng lại kéo dài như vậy, thật ra thi` A Tỳ Đàm là một môn học mang nhiều tánh cách tranh luận giữa các tông phái và ngay cả trong bổn tông phái. Cho đến ngày hôm nay một điểm đầu tiên chúng ta có thể ghi nhận rằng, tất cả các truyền thống của Đạo Phật đều nên đặc dấu ấn của tạng A Ty` Đàm.
Trong trường hợp Phật Giáo Đại Thừa hay Phật Giáo Bắc Truyền những vị Tổ Sư, những vị được xem như khởi xướng cho Phật Giáo Đại Thừa nổi bậc nhất là Ngài Nàgàrjuna tức là Ngài Long Thọ. Thi` bản thân của Ngài Long Thọ là vị luận Sư, những vị danh tăng khác đă có những thời làm Viện Trưởng Viện Đại Học Ananda cũng là một trong những khuôn mặt tiêu biểu cho sư xiển hưng Phật Giáo Đại Thừa, thi` ở trong đó chúng ta nói đến Ngài Mă Minh, Long Thọ, Thế Thân, Thù Trước v.v.. tất cả đều nhận mi`nh là Luận Sư. Và những bộ luận lớn như bộ Đại Thừa Luận hay Trung Quán Luận, A Tỳ Đàm Câu Xá Luận, Ly' Thức Luận, kể cả Ngài Huyền Trang là một danh Tăng Trung Hoa đă từng sang Ấn Độ học và dạy tại đại học Ananda, và khi Ngài trở về thi` Ngài Huyền Trang tuy rằng được biết đến là Tam Tạng Pháp Sư, nhưng Ngài được xem như là vị Tổ của Pháp Tướng Tông.
Pháp Tướng Tông là tên khác của Duy Thức Tông, và duy thức, là một ngành có thể nói rằng đă có một địa vị hết sức ưu việc trong do`ng lịch sử của Phật Giáo Trung Hoa. Riêng về Phật Giáo Nam Truyền thi` thưa quí vị trong cuộc kết tập Tam Tạng lần thứ ba ở tại Pàtaliputta tức là Bá Đa ngày nay., lần kết tập Tam Tạng đo' được chủ tŕ bởi Ngài Mục Liên Đế Tu hay là Ngài Moggallanaputta, Ngài Mục Liên Đế Tu cũng là tác giả của cuốn Kathavatthu, một tác phẩm đă được thêm vào trong tạng A Ty` Đàm trở thành tạng thứ năm. Ngày xưa chúng ta có sáu tạng, về sau này có bảy tạng, và sự có mặt của tạng Kathavatthu được liệt kê trong A Ty` Đàm đánh dấu một sự việc hết sức quan trọng về vai tro` của A Tỳ Đàm, trong vo`ng tư tưởng lịch sử của Đạo Phật.
Riêng về một tác phẩm mà không một người học Phật nào khi quan tâm đến ngành thiền học, cũng giống như con đường tu chứng giải thoát nói chung, của Phật Giáo nói riêng mà không biết đến đó là tập Thanh Tịnh Đạo. Thật ra thi` tập Thanh Tịnh Đạo của Ngài Buddhaghosa hay Ngài Phật Minh, cũng có nơi dịch là Ngài Phật Âm (Buddhaghosa), là một tác phẩm chú trọng về con đường tu tập, nhưng không ai đọc tác phẩm này mà phủ nhận được dấu ấn của A Ty` Đàm hầu như ở trong mỗi chương, ở trong mỗi một tiểu đoạn quan trọng, chúng ta có thể nhi`n thấy phản phất đó đây ảnh hưởng của tạng A Tỳ Đàm.
Và Phật Giáo Mật Tông cũng vậy, ở trong Phật Giáo Kim Cang Thừa, kể cả một ngành mà người ta gọi là Du Già Mật Tông, khi nói Du Già Mật Tông là một trong bốn giai tầng mà co' thể nói rằng đây là một tầng cao nhất trong đo' người ta nói đến phân tích uẩn xứ giới và đế. Và uẩn xứ giới đế được hiểu có thể nói rằng đă trở thành một trong những điểm rất thù thắng khi quản diễn về tinh thần của Mật Tông. Người ta nói đến Ngũ Phương Phật, khi nói đến Ngũ Phương Phật người ta nói đến sự đối chiếu với 5 uẩn, và lúc bấy giờ then chốt cũng như các giáo hệ truyền thống ở trong đo' kể cả A Tỳ Đàm đă ḥa quyện lấy nhau. Người ta giải thích rằng thời Ngũ Phương Phật ở trong đo' được xem như no'i đến cái tự tánh của 5 uẩn, trong 5 uẩn đó co' sự tương ưng với Ngũ Phương Phật.
Nói cách nào đi nữa, với một người học Phật nghiêm túc trong cả ba truyền thống Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông thi` lịch sử của A Tỳ Đàm, thi` bộ môn A Tỳ Đàm đều đo'ng một vai tro` chủ vị đặc biệt quan trọng, một điều mà mọi người phải nhớ rằng chính những cái tranh căi về A Tỳ Đàm đả tạo nên sự phân hoá trong Đạo Phật. Và những nhà luận Sư đầu tiên của Phật Giáo Bắc truyền đă từ tạng A Tỳ Đàm mà tách rời ra về sau này.
Dĩ nhiên những ǵ dị biệt ở trong các môn học như A Tỳ Đàm Câu Xá, Duy Thức học và A Tỳ Đàm Nam Truyền cho chúng ta rất nhiều điểm thú vị như, khi chúng ta nói về bhavanga về tâm hộ kiếp hay là về mạc na thức, a lại da thức về lộ tri`nh tâm v. v... tất cả những thứ đó đă có một sự soi sáng cho chúng ta thấy rằng tại sao Phật Giáo lại dẫn đến ti`nh trạng phân hóa như chúng ta thấy ngày hôm nay. Một người học lịch sử của Đạo Phật và học một cách nghiêm túc không thể không lưu y' đến A Tỳ Đàm, chính những quan điểm khác biệt về A Tỳ Đàm đă sản sinh ra những tông phái đó là một điều chúng ta không sợ sai lầm và cũng không ngạc nhiên gi` thấy những vị Tổ đă hưng khởi Phật Giáo Đại Thừa như Ngài Long Thọ, như một tiêu biểu đều nhận mi`nh là luận Sư.
Và thưa quí vị ngay tại Miến Điện thi` A Tỳ Đàm đă là một môn học gắn liền với sự tu tập thiền quán, mặc dù chúng ta nói đến một hi`nh ảnh đại loại hết sức quan trọng của A Tỳ Đàm, nhưng có một thực tế chúng ta không tránh khỏi đó là môn học này tuy rằng từ bên trong đóng một vai tro` cực kỳ trọng yếu, nhưng về phương diện quần chúng thi` số người học những môn này rất ít, chẳng những rất ít mà đôi lúc co' nhiều người tỏ ra hoài nghi và chống đối môn học này.
Và dĩ nhiên người ta có nhiều cách để phản bác về điều này mà lát nữa chúng tôi và TT Trí Siêu sẽ cùng nhau bàn thảo. Người ta rất khó có thể tưởng tượng được một hi`nh ảnh của Đức Phật đi khất thực sống ở dưới cọi cây đi từ nơi này sang nơi khác lại co' thể giảng dạy một chương tri`nh đo`i hỏi sự liên tục, đ̣i hỏi các thứ lớp trật tự như môn học A Tỳ Đàm. Và thưa quí vị cũng co' nhiều thế kỷ người ta cho rằng A Tỳ Đàm là một tác phẩm, là một sản phẩm của thế hệ về sau này, người ta cũng cho rằng A Tỳ Đàm là một môn học không cần thiết bởi vi` phải nói rằng nếu một người tương đối có đôi chút vốn liếng về Phật học, lần vào trong kinh tạng đọc là cảm nhận ngay những điều Đức Phật muốn giảng một cách rất gần gũi, mặc dầu cách hành văn đôi lúc tương đối xa lạ vi` đó là văn cổ điển của Phạn ngữ Pali.
Nhưng nếu họ đọc vào tạng A Tỳ Đàm, A Tỳ Đàm ngày nay có sách vở và có trên web site, kể cả web site buddsasana của tiến sĩ Bi`nh An Sơn, thi` thưa quí vị những kinh sách đó cơ hồ như là chiếm rất ít, hết sức ít ỏi cho một người muốn đọc vào tạng A Tỳ Đàm. Quí vị cầm lên một trong 7 tác phẩm của A Tỳ Đàm, dù đó là bộ Ngữ Tông hay bộ Pháp Tụ dù đó là bộ Song Đối hay bộ Phát Thú, dù đó là bộ Nhân Chế Định hay bộ Chất Ngữ thi` khi đọc vào quí vị sẽ cảm thấy một cái gi` rất nhàm chán.
Tương tự như hôm nay chúng ta đọc cẩm nang để dậy về các thảo chương. Chúng tôi nhớ lần đầu tiên chúng tôi cầm một cuổn sách dạy về ngôn ngữ lúc bấy giờ rất quen thuộc đó là ngôn ngữ 16:00 , một ngôn ngữ được biết trên phương diện thảo chương của computer, và thật sự một người chưa bao giờ quen biết ngành đó cầm bộ sách như vậy chán nản như thế nào, thi` đôi lúc quí vị nào to` mo` muốn biết luận tạng nói ǵ cầm một quyển Phát Thú hay bộ Vị Trí, bộ thứ 7 của tạng A Tỳ Đàm cầm lên tay khi quí vị đọc vào, quí vị sẽ cảm giác một cảm giác tương tự như vậy.
Chúng tôi nói một ít về do`ng lịch sử của A Tỳ Đàm, và thưa quí vị, chính một số các cảm giác, một số các rắc rối về lịch sử cũng như từ một vài những nguyên nhân mang tánh cách cá tính thích hay không thích đă có nhiều sự tranh luận về lịch sử của A Tỳ Đàm. Bây giờ thi` chúng tôi sẽ bắt đầu với TT Trí Siêu để cùng nhau thảo luận về một số điểm.
Trước nhất thưa quí vị thời Đức Thế Tôn co`n tại thế, theo như những gi` chúng ta ti`m thấy trong một số các bộ kinh điển thi`đă có khuynh hướng phân chia thể loại của các bộ kinh, và bên cạnh đó thi` chúng ta phải nhờ TT Trí Siêu xác nhận một điều là quan niệm thời xưa cho rằng Đức Thế Tôn đă sống một đời sống du hành đi từ nơi này sang nơi khác và rất khó để có thể thực hiện một giáo án liên tục. Có ba sự kiện về điểm này mà chúng ta phải đề cập đến. Thứ nhất là Đức Phật đă có một thời gian dài để an cư liên tục nhiều năm ở tại thành Xá Vệ ở tại chùa Kỳ Viên, sự an cư đó đă là một điều kiện đặc biệt thuận tiện để phát triển cho những môn học mà làm cơ sở cho các tu viện về sau này, chúng ta muốn nói đến 24 mùa an cư ở tại Jetavana Vihàra tức là Kỳ Viên Tịnh Xá. Thưa quí vị Ngài đă thuyết một bài pháp mà tính theo thời gian của nhân loại kép dài đến ba tháng, nhưng với thời gian của cơi chúng thiên, của cơi tam thập tam thiên thi` chỉ là một bài pháp bi`nh thường như bài pháp của chúng ta hiện tại mà thôi.
Thời lượng của bài pháp này đă khiến cho bài pháp trở thành dài nhất, mà chúng ta được biết ở trong lịch sử của Đạo Phật, và cái gi` được đề cập đến trong bài pháp đó chúng ta sẽ nói sau. Và thưa quí vị cũng liên quan đến bài pháp này chúng ta có 9 thể loại của kinh điển được phân chia, và được ghi nhận lại trong các kho tàng kinh điển của Đạo Phật. Chúng ta muốn nói đến khế kinh (sutta), ứng tụng (Geỳam) hay kệ ngôn Gàtha) hay vô vấn tự thuyết (Udàna), kư thuyết (Vadamàna), vị Tằng Hữu (Abbhùta dhamma) Tiền Thân hay là Bổn Sanh là (Jàtaka). Sự phân loại thành 9 bộ kinh vào thời Đức Phật co`n tại thế đă co' nhiều điểm rất đáng chú y', ở trong những bộ đó thi` thưa quí vị, riêng về tạng A Tỳ Đàm có lúc đă được liệt vào vadamàna là ky' thuyết.
Kính bạch TT Trí Siêu, trước khi chúng ta đi vào một số các khái niệm về những bộ kinh này, xin TT Trí Siêu hoan hỷ xác nhận một điểm, là trong những điều đọc và nghiên cứu của TT liên quan đến Tam Tạng kinh điển thi` nó có thể là một điều chúng ta gọi là có thể có được về một chương tri`nh Phật học mang tánh cách lớp lang, mang tánh cách hệ thống, khi số lượng Tăng sĩ càng lúc càng Tăng, và Đức Thế Tôn có thể trụ thế ở một nơi lâu dài và bên cạnh đó có những vị giáo thọ Sư lổi lạc đặc biệt như Tôn Giả Xá Lợi Phất là một đệ tử trưởng tràng của Đức Phật, và Ngài Mục Kiền Liên cũng là một đệ tử khác, hai Ngài đều là bậc thượng thủ thanh văn. Thi` trong cái nhi`n của TT Trí Siêu có thể chăng đă có những chương tri`nh học cho Chư Tỳ Khưu từ ngày này qua ngày khác mang hi`nh thức tương tự như Phật học viện mà chúng ta có ngày hôm nay, điều này trước hết xin được thỉnh y' của TT Trí Siêu.
TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa quí vị, trong phần dẫn nhập về A Tỳ Đàm hôm nay, chúng ta chú y’ đến A Ty` Đàm và do`ng lịch sử của Phật Giáo. Trong phần này chúng ta đă nghe TT Giác Đẳng giới thiệu sơ lượt, mặc dù nói tính cách sơ lược nhưng chúng ta có thể dựa vào đó để chúng ta hiểu biết một phần quan trọng của A Tỳ Đàm trong kinh điển Phật Giáo. Ở đây có rất nhiều y’ kiến khi họ nói về A Tỳ Đàm và lịch sử Phật Giáo, họ đă phủ nhận A Ty` Đàm là giáo ly’ do Đức Phật thuyết, hoặc có người phủ nhận về giá trị đặc biệt của A Tỳ Đàm trong kinh điển, họ cho rằng với giáo ly’ A Ty` Đàm thi` chỉ được Đức Phật thuyết cho các vị Chư Thiên nghe mà thôi, nhân loại thi` không có thuyết, và có một số người thi` có y’ kiến cho rằng dựa vào y’ nghĩa của những bài pháp do Đức Thế Tôn thuyết, và sau này do những vị luận Sư thời sau trước tác thành những bộ sách bộ luận mà ngày nay hi`nh thành tạng A Tỳ Đàm v.v…
Theo chỗ chúng tôi nghĩ có ba điều chúng tôi muốn tri`nh bày ở đây, cho dù thế nào đi nữa thi` chúng ta không thể phủ nhận được giáo ly’ A Tỳ Đàm là Phật ngôn, là lời dậy của Đức Phật. Bởi vi` theo truyền thống của Phật Giáo Nam Truyền thi` ở đây đề cập đến 9 phần giáo ly’. Trong phần giáo ly’ đó cũng đă được nêu lên trong tạng quyển 3 trang 8, trong kinh Majjhima Nikàya quyển 1 trang 133, Tăng Chi Bộ kinh quyển 1 trang 5 và Tăng Chi Bộ kinh quyển 3 trang 86 v.v… đề cập đến 9 phần giáo pháp trong đó có phần thứ ba gọi là vayakana tức là trí thiết, đây là phần giáo ly’ được liệt kê bởi hi`nh thức của phần giáo ly’ này hoàn toàn theo thể loại văn xuôi và có nội dung ly’ luận, phần trí thiết trong 9 phần giáo ly’ của Đức Phật , đây là toàn bộ Vi Diệu Pháp tạng abhidhamma A Tỳ Đàm, và mặt khác cũng có thể kể thêm một số Phật Ngôn, không thuộc 8 phần kia như là phần khế kinh (sutta), ứng tụng (Geỳam), kệ ngôn (Gàtha) cảm ứng ngữ (Udàna) như thị thuyết (Itivuttakam), bổn sanh(Jàtaka) Vị Tằng Hữu Abbhùta dhamma, Phương Quảng (Vedalla). Thưa quí vị đó là vấn đề thứ nhất mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây.
Vấn đề thứ hai chúng tôi muốn đề cập đến, là cho dù vào thời Đức Phật chưa có hi`nh thành hệ thống tạng A Tỳ Đàm với những phân loại bộ kinh, nhưng rải rác đó đây chúng ta thấy ở trong kinh điển với những thời pháp Đức Phật Ngài đă thuyết, hay các đệ tử như Tôn Giả Xá Lợi Phật, Tôn Giả Mục Kiền Liên và một số Tôn Giả khác, nội dung của thời pháp đó được đề cập đến phản phất về nội dung Vi Diệu Pháp, nên chúng ta không thể phủ nhận được Tạng A Tỳ Đàm không phải là Phật Ngôn.
Vấn đề thứ ba chúng tôi muốn tri`nh bày ở đây khi chúng ta học Vi Diệu Pháp, cho dù người ta có nhận xét như thế nào, người ta có nói như thế nào đi nữa, nhưng khi chúng ta học Vi Diệu Pháp và chúng ta học tường tận, chúng ta nắm được những triết ly’ trong A Tỳ Đàm thi` chính điều đó nó đă cải thiện thiết yếu cho chúng ta hết sức đặc biệt, và có thể nói rằng bất cứ một vị xuất gia nào, vị Tỳ Kheo hay một người cư sĩ khi vị ấy thông suốt tạng A Tỳ Đàm, tự nhiên tri tiết của vị ấy được hi`nh thành một cách chặt chẽ, kiên cố nhất là niềm tin đối với giáo lư, niềm tin đó không bao giờ bị mù quáng hay lầm lạc.
Vi Diệu Pháp được tri`nh ba`y với những nội dung, và những lời lẽ xem qua chúng ta sẽ chán nản, chúng ta sẽ thấy tẻ nhạt đơn điệu. Như y’ nghĩa TT Giác Đẳng cũng có gợi y’ khi năy, là người ta thường không thể nào thoải mái khi đọc một quyển nói về Vi Diệu Pháp.
Ở đây thưa quí vị, tuy nhiên khi chúng ta đề cập đến nội dung của tạng A Tỳ Đàm thi` chúng ta không thể phủ nhận được giá trị tuyệt đối của tinh thần A Tỳ Đàm cũng như tri kiến tu tập do tư tưởng A Tỳ Đàm đă tạo dựng lên. Bởi thế cho nên dù thế nào đi nữa thi` chúng ta cũng cần phải biết rằng tạng A Tỳ Đàm đích thực là những mẫu đề hay những điểm cốt yếu đều do Đức Thế Tôn thuyết, và có một phần khác để chúng ta có thể nghĩ ra, ở đây thưa quí vị tất cả những Phật ngôn Đức Phật đă dạy, hoặc những lời, những bài pháp mà chính do các vị đệ tử A La Hán của Ngài đă thuyết đă nói và Đức Phật chấp nhận, thi` cả những điều Đức Thế Tôn xác nhận như là Phật ngôn.
Chẳng hạn như khi vị Tỳ kheo thuyết giảng về ly’ pháp đó cho một người họ nghe và người đó đem lại tri`nh bày với Đức Phật, thi` Đức Phật Ngài đă tuyên bố rằng:
- vị Tỳ kheo ấy, này các Tỳ kheo, là bậc đại trí, nếu như các ngươi hỏi ta về vấn đề này thi` ta cũng trả lời như vậy.
Đây là một sự xác chứng về y’ nghĩa giáo pháp hết sức đặc biệt, cho nên khi chúng ta đề cập đến tạng A Tỳ Đàm, thi` chúng ta trở lại do`ng lịch sử theo trong sớ giải có tri`nh bày trong thời gian Đức Thế Tôn ngự tại cơi trời Tàvatimsa cung trời Đao Lợi để Ngài thuyết pháp cho các vị Chư Thiên, thi` bằng cơi nhân loại Ngài xuống trần gian để khất thực và Ngài đến bờ hồ Anatra trên dẫy Hy Mă Lạp Sơn, Ngài sau khi thọ xong Ngài có hẹn gặp Tôn Giả Xá Lợi Phất Sàŕputta một bậc đại trí tuệ, một bậc thượng thủ thinh văn bên hữu của Đức Phật. Và Tôn Giả Xá Lợi Phất sau khi khất thực, dùng cơm xong Ngài đă đến bờ hồ Anatra này để nghe Đức Thế Tôn thuyết lại những gi` mà Ngài đă thuyết ở trên cung trời Đao Lợi cho các Chư Thiên.
Và Tôn Giả Xá Lợi Phất với trí tuệ của mi`nh, Ngài đă lănh hội tất cả, và với trí tuệ Ngài đă phân tích một cách chi ly chặt chẽ, và Ngài trở về chùa để Ngài thuyết lại cho 500 vị Tỳ kheo nghe, các vị đó đă thọ tri` nội dung A Tỳ Đàm cũng giống như thọ tri` từ nơi Đức Thế Tôn. Và những vị A La Hán, khi các Ngài tham dự trong buổi giảng đó, các Ngài đă mặc nhiên công nhận đây là ly’ Phật ngôn, bởi vi` tánh chất của giáo ly’đó rất thiết thực và có hiệu quả giúp cho một vị Tỳ kheo tu tập về đời sống nội tâm.
Cho nên trong lần kết tập tam tạng lần thứ nhất, lịch sử kết tập tam tạng đă ghi nhận rằng chính Ngài Mah`kassapa, Ngài đă chủ tọa buổi kết tập đó, và Ngài đă vấn hỏi Tôn Giả Ananda về tam tạng, tức là kinh tạng và Vi Diệu Pháp tạng, co`n riêng về Đức Phật, thi` Ngài Mah`kassapa chủ toạ và Ngài vấn luật cho Tôn Giả Upàli, tri`nh bày trùng tuyên lại những điều Đức Thế Tôn đă thuyết giảng.
Chúng ta thấy quá rơ ràng để chúng ta có thể tin chắc rằng tạng A Tỳ Đàm do Đức Thế Tôn thuyết, và tạng A Tỳ Đàm không thể phủ nhận được. Một điều nữa chúng tôi sau cùng trong y’ kiến của chúng tôi về vấn đề này, là chúng ta đă biết tam tạng kinh điển: gồm tạng kinh, tạng luật, và tạng luân A Tỳ Đàm, tổng cộng gồm có 8 muôn 4 ngàn pháp môn, con số này được phân định rằng: tạng kinh với số lượng pháp môn là 2 muôn 1 ngàn, tạng luật với số lượng pháp môn là 2 muôn 1 ngàn, trong khi đó thi` tạng A Tỳ Đàm có đến 4 muôn 2 ngàn pháp môn, như vậy rơ ràng tạng A Tỳ Đàm chiếm ưu thế về vấn đề hi`nh thức số lượng. Một tạng A Tỳ Đàm số lượng nhiều bằng tạng kinh và tạng luật gồm lại, nếu như chúng ta nói tạng A Tỳ Đàm không phải là pháp môn thi` như vậy giáo ly’ của Đức Phật thuyết sẽ co`n ít, bởi vi` chỉ có 4 muôn 2 ngàn pháp môn thôi.
Và thưa quí vị như vậy là chúng tôi đă tri`nh bày với những cứ điểm của chúng tôi để xác nhận rằng giáo ly’ A Tỳ Đàm ngày hôm nay chính do Đức Thế Tôn đă thuyết từ thời xưa cho các vị A La Hán đă thọ tri`, hay các luận sư sau này có trước tác cũng phải dựa vào Phật ngôn mà soạn thảo ra, để sắp xếp lại chớ không thể nào các vị đó có trí tuệ đặc biệt như Đức Phật để mà phân chẻ chi li điều đó, và y’ kiến của chúng tôi là như vậy. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh Biên Soạn